LiteSpeed Cache là một công cụ vô cùng hữu ích để tăng tốc độ cho website của bạn. Nó hỗ trợ nhiều tính năng nổi bật để giúp tăng tốc độ tải trang như: Bộ nhớ đệm, Object Cache (Memcached / Redis), Cache trình duyệt, Instant Click, Nén CSS, Kết hợp CSS, Tải không đồng bộ CSS, Nén JS, Kết hợp JS, Tải JS trì hoãn, Nén HTML, DNS Prefetch, DNS Preconnect, Lazy Load hình ảnh, Lazy Load iframes, Bộ nhớ đệm Gravatar, Tối ưu hóa hình ảnh, Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu, CDN,…

Hãy cùng Team LeDuyNhat.Com tìm hiểu sâu hơn thông qua nội dung bên dưới nhé!

LiteSpeed Cache là gì?

LiteSpeed Cache (LSCache) là một giải pháp bộ nhớ đệm chuyên dụng cho các website chạy trên nền tảng LiteSpeed Web Server (LSWS).

Nó hoạt động bằng cách lưu trữ các phiên bản tĩnh trong trang web của bạn. Nghĩa là khi người dùng truy cập vào trang, thay vì phải xử lý lại tất cả các yêu cầu, máy chủ sẽ dùng phiên bản đã được lưu trữ trước đó để hiển thị.

Phương pháp này giúp giảm thiểu thời gian tải trang đáng kể, mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Tại sao nên sử dụng LiteSpeed Cache?

Một website tải nhanh sẽ giúp bạn giữ chân người dùng lâu hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. => Tăng tốc độ tải trang là lợi ích rõ ràng nhất của LSCache.

LiteSpeed Cache giúp tăng tốc độ website WordPress
LiteSpeed Cache giúp tăng tốc độ website WordPress

Các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá cao tốc độ tải trang. Bởi vậy, một website nhanh sẽ có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. => LSCache góp phần cải thiện SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).

Bằng cách lưu trữ các phiên bản tĩnh, LSCache giúp giảm tải cho máy chủ, giúp máy chủ hoạt động ổn định hơn, đặc biệt là trong những lúc có lượng truy cập cao.

LSCache cung cấp một giao diện trực quan, dễ sử dụng, giúp bạn cấu hình và quản lý các cài đặt một cách dễ dàng.

Cách sử dụng LiteSpeed Cache:

Để sử dụng LSCache, bạn cần có một máy chủ (hosting, VPS,…) sử dụng web server LiteSpeed (nếu không phải là LSWS thì sẽ không tận dụng được hết các tính năng của LiteSpeed Cache).

Sau đó, bạn có thể cài đặt plugin LiteSpeed Cache cho WordPress hoặc cấu hình trực tiếp trên cPanel hay trình quản trị máy chủ khác.

(*) Lưu ý khi sử dụng LiteSpeed Cache:

Trong một số trường hợp, LSCache có thể xung đột với các plugin khác.

Và nếu bạn muốn tận dụng đầy đủ các tính năng của LSCache, bạn cần hiểu rõ về các cài đặt và cấu hình nó.

Cấu hình chi tiết LiteSpeed Cache

LiteSpeed Cache cung cấp cho chúng ta một giao diện cài đặt và cấu hình rất trực quan, chi tiết và dễ sử dụng. Tuy nhiên, mình sẽ ưu tiên giới thiệu các phần trọng tâm của nó trước nhé!

Mỗi một website sẽ có cách cấu hình LiteSpeed Cache khác nhau để tối ưu hiệu suất, tránh xung đột và phù hợp với yêu cầu hay mục tiêu của website đó.

Bởi vậy, mình sẽ giải thích chi tiết từng mục và kết hợp với kinh nghiệm bản thân để giúp bạn có những lựa chọn phù hợp nhất.

(*) Chú ý: Hãy sao lưu toàn bộ website của bạn trước khi thực hiện những thay đổi này nhé!

Cài đặt LiteSpeed Cache (Cache)

Cài đặt “Cache” trong LiteSpeed Cache (Cache Tab)

Đây có thể coi là trái tim của plugin này, nó cũng chính là lý do mà LiteSpeed Cache ra đời.

Cài đặt "Cache" trong LiteSpeed Cache
Cài đặt “Cache” trong LiteSpeed Cache
Bật bộ nhớ đệm (Enable Cache):

Bật tính năng này sẽ kích hoạt bộ nhớ đệm của LiteSpeed Cache cho trang web. Nó giúp tăng tốc độ tải trang bằng cách lưu trữ các phiên bản đã được tạo sẵn của các trang và phục vụ chúng cho người dùng mà không cần phải xử lý lại từ đầu.

Nên “Bật” tính năng này để cải thiện tốc độ tải trang, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn và hỗ trợ SEO.

Hãy “Tắt” nếu trang web của bạn có nhiều nội dung động thay đổi thường xuyên và bạn không muốn người dùng thấy phiên bản cũ của trang.

Cache người dùng đã đăng nhập (Cache Logged-in Users):

Khi bật, các trang được cache sẽ áp dụng cho cả người dùng đã đăng nhập. Tuy nhiên, nó có thể gây ra vấn đề với các trang có nội dung động thay đổi dựa trên thông tin người dùng.

Nên “Tắt” nếu trang web của bạn có nhiều nội dung cá nhân hóa cho người dùng đã đăng nhập (thông tin tài khoản, giỏ hàng,…) để tránh các vấn đề về dữ liệu không chính xác.

Hãy “Bật” để giảm tải cho máy chủ khi nhiều người dùng đăng nhập cùng lúc và các trang không thay đổi quá nhiều.

Cache người dùng bình luận (Cache Commenters):

Khi bật, các trang có bình luận mới sẽ được cache.

Nên “Tắt” nếu trang của bạn có nhiều bình luận động để đảm bảo nội dung luôn được cập nhật chính xác. Các bình luận mới nhất luôn hiển thị ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi.

Hãy “Bật” để giảm tải cho máy chủ và tăng tốc độ tải trang khi có nhiều bình luận cũ và không cần cập nhật bình luận theo thời gian thực.

Cache REST API:

Bật tính năng này để cache các yêu cầu REST API của WordPress.

Nên “Bật” nếu bạn sử dụng REST API nhiều và muốn cải thiện hiệu suất.

Hãy “Tắt” khi bạn cần dữ liệu luôn luôn mới từ REST API và không muốn dữ liệu cũ được cache.

Cache trang đăng nhập (Cache Login Page):

Khi bật, trang đăng nhập sẽ được cache. Tuy nhiên, nó có thể gây ra vấn đề nếu trang đăng nhập thay đổi thường xuyên.

Nên “Tắt” để tránh các vấn đề bảo mật và đảm bảo trang đăng nhập luôn cập nhật chính xác.

Hãy “Bật” khi bạn muốn tăng tốc độ tải trang đăng nhập và giảm tải cho máy chủ.

Cache tài nguyên PHP (Cache PHP Resources):

Bật tính năng này để cache các trang PHP nguyên bản, nó có thể giúp cải thiện hiệu suất bằng cách giảm tải xử lý PHP.

Nên “Bật” để cải thiện tốc độ tải trang nếu bạn sử dụng nhiều trang PHP tĩnh.

Hãy “Tắt” nếu trang web của bạn có nhiều nội dung động được tạo bởi PHP và bạn muốn luôn hiển thị nội dung mới nhất.

Cache Mobile:

Khi bật, LiteSpeed Cache sẽ cache các phiên bản khác nhau cho các thiết bị di động.

Nên “Tắt” khi trang web của bạn không có sự khác biệt giữa giao diện di động và desktop, hoặc bạn không muốn quản lý hai bộ cache riêng biệt.

Hãy “Bật” nếu trang web của bạn có giao diện khác biệt giữa desktop và mobile để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các thiết bị khác nhau. Bao gồm:

  • Nếu trang web của bạn có nội dung dành riêng cho thiết bị di động, như các thành phần chỉ xuất hiện trên mobile (hoặc chỉ xuất hiện trên desktop),
  • Nếu bạn đang sử dụng AMP,
  • Nếu bạn đang sử dụng CCSS,
  • Nếu bạn đang sử dụng UCSS,
  • Nếu bạn đã bật Chế độ khách + Tối ưu hóa khách (Guest Mode + Guest Optimization).
Danh sách Mobile User Agents (List of Mobile User Agents):

Danh sách này xác định các trình duyệt di động sẽ được áp dụng cache riêng biệt.

Hãy kiểm tra và cập nhật danh sách này để đảm bảo tất cả các thiết bị di động đều được nhận diện chính xác.

Danh sách Mobile User Agents mình đang áp dụng:

Mobile
Android
Silk/
Kindle
BlackBerry
Opera Mini
Opera Mobi
iPhone
iPad
Samsung
BB10
HTC
LG
URI được lưu trong bộ nhớ cache riêng tư (Private Cached URIs):

Hãy chỉ định các trang (URL cụ thể) chứa thông tin nhạy cảm hoặc cá nhân hóa mà bạn muốn bảo mật nhưng vẫn muốn cache.

Không sử dụng, nếu bạn cần luôn luôn bảo mật các thông tin nhạy cảm.

Bắt buộc cache URIs (Force Cache URIs):

Sử dụng cho các trang quan trọng mà bạn muốn đảm bảo luôn được cache, giúp cải thiện hiệu suất.

Không sử dụng (chế độ tự động) khi các trang này thay đổi thường xuyên và cần luôn hiển thị nội dung mới nhất.

Buộc URI bộ nhớ đệm công khai (Force Public Cache URIs):

Sử dụng cho các trang tĩnh không chứa thông tin nhạy cảm, giúp cải thiện hiệu suất.

Không sử dụng (chế độ tự động) khi các trang này có thể chứa thông tin nhạy cảm hoặc cần cập nhật thường xuyên.

Loại bỏ chuỗi truy vấn (Drop Query String):

Các chuỗi truy vấn URL sẽ được bỏ qua khi cache.

Hãy cấu hình các tham số URL (giảm bớt các biến URL) không ảnh hưởng đến nội dung trang để tối ưu hóa cache.

Ví dụ: Khi bạn ấn vào URL website của bạn trên FB thì sẽ được chuyển hướng đến trang đích với URL + chuỗi truy vấn như sau: https://leduynhat.com/?fbclid=IwY2xjawEZ43NleHRuA2FlbQIxMAABHeA46ynM5Xr8xTMCsbHwzYE-Um-SxxJPJtMXhajCxurFc3vZQK6BjKBECA_aem_a1QhzZBo3Of2drndJpg-7A

Không sử dụng cho các tham số URL ảnh hưởng đến nội dung trang và cần được nhận diện chính xác.

Danh sách loại bỏ chuỗi truy vấn mình đang áp dụng:

utm*
fb_action_ids
fb_action_types
fb_source
fbclid
_ga
gclid
age-verified
ao_noptimize
usqp
cn-reloaded
zarsrc
msclkid
dclid
_hsenc
_hsmi
hsa_*
_openstat
yclid
icid

Cài đặt “TTL” trong LiteSpeed Cache (TTL Tab)

Cài đặt "TTL" trong LiteSpeed Cache
Cài đặt “TTL” trong LiteSpeed Cache
Thời gian cache mặc định cho toàn bộ các trang (Default Public Cache TTL):

Đặt thời gian mặc định cho toàn bộ các trang của website sẽ được lưu trong bộ nhớ cache. Thời gian này được tính bằng giây, với giá trị mặc định là 604800 giây (1 tuần).

Nên sử dụng giá trị mặc định (1 tuần) nếu:

  • Website của bạn không thay đổi nội dung thường xuyên.
  • Bạn muốn cải thiện tốc độ tải trang và giảm tải cho máy chủ.
  • Nội dung của bạn không yêu cầu phải cập nhật ngay lập tức.

Nên giảm giá trị này nếu:

  • Website của bạn có nội dung thay đổi thường xuyên.
  • Bạn muốn đảm bảo người dùng luôn thấy nội dung mới nhất.

Ngược lại, bạn có thể tăng giá trị này lên.

Bộ nhớ cache riêng tư mặc định TTL (Default Private Cache TTL):

Đặt thời gian mặc định cho các trang riêng tư sẽ được lưu trong bộ nhớ cache. Giá trị mặc định là 1800 giây (30 phút).

Nên giữ giá trị mặc định (30 phút) nếu:

  • Bạn có các trang chứa nội dung cá nhân hóa cho từng người dùng và cần cập nhật thường xuyên.
  • Bạn muốn giảm thiểu rủi ro về bảo mật và thông tin nhạy cảm.

Nên tăng giá trị này nếu: Các trang riêng tư không thay đổi thường xuyên và bạn muốn giảm tải cho máy chủ.

TTL mặc định trang chủ (Default Front Page TTL):

Đặt thời gian mặc định cho trang chủ của website sẽ được lưu trong bộ nhớ cache. Giá trị mặc định: 604800 giây (1 tuần).

Nên sử dụng giá trị mặc định (1 tuần) nếu:

  • Trang chủ của bạn không thay đổi nội dung thường xuyên.
  • Bạn muốn cải thiện tốc độ tải trang và SEO cho trang chủ.

Nên giảm giá trị này nếu:

  • Trang chủ của bạn có nội dung thay đổi thường xuyên.
  • Bạn muốn đảm bảo người dùng luôn thấy nội dung mới nhất.

Ngược lại, bạn có thể tăng giá trị này lên.

Feed TTL mặc định (Default Feed TTL):

Đặt thời gian mặc định cho các nguồn cấp dữ liệu (feeds) sẽ được lưu trong bộ nhớ cache. Giá trị mặc định: 604800 giây (1 tuần).

Nên sử dụng giá trị mặc định (1 tuần) nếu:

  • Nguồn cấp dữ liệu của bạn không thay đổi thường xuyên.
  • Bạn muốn giảm tải cho máy chủ và cải thiện tốc độ tải trang.

Nên giảm giá trị này nếu: Nguồn cấp dữ liệu của bạn thay đổi thường xuyên và bạn muốn người dùng luôn nhận được thông tin mới nhất. Ngược lại, bạn có thể tăng giá trị này lên.

REST TTL mặc định (Default REST TTL):

Đặt thời gian mặc định cho các yêu cầu REST API sẽ được lưu trong bộ nhớ cache. Giá trị mặc định: 604800 giây (1 tuần).

Nên sử dụng giá trị mặc định (1 tuần) nếu:

  • Các yêu cầu REST API của bạn không thay đổi thường xuyên.
  • Bạn muốn giảm tải cho máy chủ và cải thiện hiệu suất của ứng dụng.

Nên giảm giá trị này nếu: Các yêu cầu REST API thay đổi thường xuyên và bạn cần đảm bảo dữ liệu luôn mới nhất. Ngược lại, bạn có thể tăng giá trị này lên.

TTL trang mã trạng thái HTTP mặc định (Default HTTP Status Code Page TTL):

Đặt thời gian mặc định cho các trang trả về mã trạng thái HTTP cụ thể sẽ được lưu trong bộ nhớ cache. Giá trị mặc định:

404 3600 giây (1 giờ)

500 600 giây (10 phút)

Nên sử dụng giá trị 1 giờ cho các mã trạng thái như 404, 403, 500 nếu bạn muốn giảm tải cho máy chủ khi xử lý các trang lỗi.

403 3600

404 3600

500 3600

Nên điều chỉnh giá trị này tùy theo tình huống cụ thể:

  • Giảm giá trị nếu bạn cần kiểm tra và sửa lỗi trang nhanh chóng.
  • Tăng giá trị nếu bạn muốn giảm tải cho máy chủ trong thời gian dài hơn.

Cài đặt “Dọn dẹp” trong LiteSpeed Cache (Purge Tab)

Cài đặt "Dọn dẹp" trong LiteSpeed Cache
Cài đặt “Dọn dẹp” trong LiteSpeed Cache
Xóa tất cả khi nâng cấp (Purge All on Upgrade):

Khi bật tính năng này, tất cả cache sẽ bị xóa khi bạn nâng cấp plugin, chủ đề, hoặc các phiên bản WordPress mới.

Nên “Bật” để đảm bảo không có cache cũ gây ra lỗi sau khi nâng cấp, tránh các sự cố do cache không tương thích với phiên bản mới.

Hãy “Tắt” nếu bạn tự tin rằng các thay đổi từ việc nâng cấp không ảnh hưởng đến các nội dung đã cache.

Tự động xóa cache khi đăng nội dung mới (Auto Purge Rules For Publish/Update):

Khi bạn đăng một bài viết mới hoặc cập nhật bài viết, hệ thống sẽ tự động xóa cache của các trang có liên quan.

Nên “Bật” cho các tùy chọn phù hợp để đảm bảo người dùng luôn thấy nội dung mới nhất, cải thiện trải nghiệm người dùng và duy trì tính cập nhật của website.

Nên “Tắt” cho các tùy chọn không cần thiết nhằm giảm tải cho máy chủ khi không cần thiết phải xóa cache cho tất cả các trang.

Phục vụ cũ (Serve Stale):

Khi bật tính năng này, nếu một trang cache bị xóa, hệ thống sẽ tiếp tục phục vụ phiên bản cache cũ cho khách truy cập cho đến khi phiên bản mới được tạo.

Nên “Bật” để giảm thiểu thời gian chờ cho người dùng khi cache mới chưa được tạo xong, cải thiện trải nghiệm người dùng.

Nên “Tắt” nếu bạn muốn đảm bảo rằng người dùng luôn thấy phiên bản mới nhất ngay lập tức, dù có thể phải chờ lâu hơn.

Các URL được dọn dẹp theo lịch trình (Scheduled Purge URLs):

Định nghĩa các URL cụ thể sẽ được xóa cache theo một lịch trình cố định.

Sử dụng nếu bạn có các trang mà nội dung thay đổi theo lịch trình cố định và cần đảm bảo luôn có phiên bản mới nhất.

Không sử dụng, nếu nội dung của bạn không thay đổi theo lịch trình cố định, tránh việc cấu hình không cần thiết.

Dọn dẹp theo lịch trình (Scheduled Purge Time):

Đặt thời gian tự động xóa cache cho toàn bộ trang.

Sử dụng nếu bạn muốn đảm bảo rằng cache luôn được cập nhật định kỳ, cải thiện hiệu suất và đặc biệt hữu ích cho các trang có nội dung thay đổi thường xuyên.

Không sử dụng, nếu nội dung của bạn thay đổi không định kỳ và bạn muốn tối ưu hóa tài nguyên máy chủ.

Dọn dẹp tất cả các hook (Purge All Hooks):

Xóa cache khi có các sự kiện cụ thể xảy ra trên website (các hook của WordPress).

Nên chọn các hook phù hợp để đảm bảo cache được xóa khi có các sự kiện quan trọng xảy ra, giúp duy trì tính chính xác và cập nhật của nội dung.

Nên tắt các hook không cần thiết để giảm tải cho máy chủ và tránh việc xóa cache không cần thiết, tối ưu hóa hiệu suất và không gây lãng phí tài nguyên.

Danh sách các hook mình đang sử dụng:

switch_theme
wp_create_nav_menu
wp_update_nav_menu
wp_delete_nav_menu
create_term
edit_terms
delete_term

Cài đặt “Loại trừ” trong LiteSpeed Cache (Excludes Tab)

Cài đặt "Loại trừ" trong LiteSpeed Cache
Cài đặt “Loại trừ” trong LiteSpeed Cache
Không cache URIs (Do Not Cache URIs):

Định nghĩa các URL cụ thể sẽ không được lưu trong bộ nhớ cache.

Nhập các URL cụ thể vào ô, nếu bạn có các trang đặc biệt hoặc có nội dung động mà bạn không muốn lưu cache, ví dụ: các trang quản trị, giỏ hàng, hoặc trang thanh toán.

Để trống ô, nếu tất cả các trang của bạn có thể được lưu cache mà không ảnh hưởng đến chức năng hoặc bảo mật, để tối ưu hóa hiệu suất.

Không cache các chuỗi truy vấn (Do Not Cache Query Strings):

Chỉ định các chuỗi truy vấn URL sẽ không được lưu trong bộ nhớ cache.

Nhập các chuỗi truy vấn vào ô để không cache URL chứa chuỗi truy vấn đó, nhằm giảm nguy cơ lưu cache các trang có nội dung động hoặc cá nhân hóa, giúp bảo mật và đảm bảo rằng người dùng luôn thấy nội dung phù hợp với họ.

Ví dụ: Các trang chứa các thông tin cá nhân như giỏ hàng, thông tin người dùng, phiên làm việc,… có thể có các chuỗi truy vấn như ‘?session_id=’, ‘?user_id=’, ‘?cart_id=’, thì nên tránh cache để đảm bảo tính riêng tư và chính xác.

Hãy để trống ô, nếu bạn muốn mọi trang với các chuỗi truy vấn đều được cache để tăng cường hiệu suất.

Không cache chuyên mục (Do Not Cache Categories):

Loại trừ các chuyên mục (categories) khỏi bộ nhớ cache.

Nhập các chuyên mục vào ô, nếu bạn có các chuyên mục động hoặc chứa thông tin nhạy cảm cần cập nhật thường xuyên.

Để trống ô, nếu các chuyên mục của bạn không thay đổi nhiều và có thể được lưu trong cache để cải thiện tốc độ tải trang.

Không cache các thẻ (Do Not Cache Tags):

Loại trừ các thẻ (tags) khỏi bộ nhớ cache.

Nhập các thẻ vào ô, nếu bạn có các thẻ động hoặc cần cập nhật liên tục.

Để trống ô, nếu các thẻ của bạn không thay đổi nhiều và có thể được lưu trong cache.

Không cache Cookies (Do Not Cache Cookies):

Loại trừ các cookies khỏi bộ nhớ cache.

Nhập các cookie vào ô, nếu bạn có các cookies xác định phiên hoặc các dữ liệu người dùng cần được cập nhật liên tục.

Để trống ô, nếu cookies không ảnh hưởng đến nội dung trang và có thể được lưu trong cache.

Không sử dụng Cache User Agents (Do Not Cache User Agents):

Loại trừ các User Agents cụ thể khỏi bộ nhớ cache.

Nhập các User Agent vào ô, nếu bạn có các User Agents cụ thể cần được xử lý riêng biệt, ví dụ: các bot tìm kiếm hoặc các trình duyệt cũ.

Để trống ô, nếu mọi User Agents đều có thể được lưu trong cache.

Không Cache Roles (Do Not Cache Roles):

Tính năng này cho phép bạn loại trừ các vai trò người dùng cụ thể khỏi bộ nhớ cache. Nó có nghĩa là khi người dùng với vai trò được chỉ định truy cập trang web, nội dung sẽ không được lưu trong bộ nhớ cache và họ sẽ luôn thấy phiên bản mới nhất của trang.

Nên “Bật” cho các vai trò như Administrator và Editor. Vì các vai trò này cần thấy nội dung mới nhất để quản lý và biên tập trang web.

Nên “Tắt” cho các vai trò như Author, Contributor, Shop Manager, Customer, và Subscriber. Vì các vai trò này không cần thiết phải thấy nội dung mới nhất ngay lập tức, việc sử dụng cache sẽ cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng (giảm tải cho máy chủ, cải thiện tốc độ tải trang).

Cài đặt “ESI” trong LiteSpeed Cache (ESI Tab)

Cài đặt "ESI" trong LiteSpeed Cache
Cài đặt “ESI” trong LiteSpeed Cache
Bật ESI (Edge Side Includes):

Cho phép phân chia các phần của trang để các phần này có thể được cache riêng biệt và kết hợp lại để tạo thành trang hoàn chỉnh.

Nên “Bật” khi bạn có các phần trang cần cập nhật thường xuyên trong khi các phần khác có thể được cache lâu hơn như: giỏ hàng, thông báo đăng nhập, hoặc các phần nội dung động khác.

Nó sẽ giúp cải thiện hiệu suất và giảm tải cho máy chủ bằng cách chỉ cập nhật các phần cần thiết của trang. Tuy nhiên, cấu hình phức tạp hơn và yêu cầu hiểu biết về cách phân chia các phần của trang.

Hãy “Tắt” khi trang web của bạn không có các phần nội dung động cần cập nhật thường xuyên và bạn muốn giữ cấu hình đơn giản.

Đây là cách để bật ESI ở cấp độ plugin, ngoài ra, chúng ta có thể bật ESI ở cấp độ server (máy chủ).

Cache thanh quản trị (Cache Admin Bar):

Bật hoặc tắt việc cache thanh quản trị của WordPress.

Nên “Bật” khi bạn muốn cải thiện hiệu suất cho người dùng quản trị và các biên tập viên khi họ đăng nhập và duyệt trang. Tuy nhiên, nếu thanh quản trị có thể chứa thông tin động cần cập nhật thường xuyên, việc cache có thể làm cho thông tin không được cập nhật ngay lập tức.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn đảm bảo rằng thanh quản trị luôn hiển thị thông tin mới nhất cho người dùng quản trị.

Cache khung bình luận (Cache Comment Form):

Bật hoặc tắt việc cache khung bình luận.

Nên “Bật” nếu bạn muốn cải thiện hiệu suất tải trang cho các bài viết có nhiều bình luận. Tuy nhiên, các bình luận mới có thể không hiển thị ngay lập tức cho đến khi cache được làm mới.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn đảm bảo rằng các bình luận mới được hiển thị ngay lập tức cho người dùng.

Mã thông báo ESI (ESI Nonce):

Danh sách các mã nonce được hợp nhất với các mã nonce được xác định trước để xử lý các yếu tố bảo mật. Giá trị mặc định: stats_nonce, subscribe_nonce.

Nên thêm các mã nonce khác nếu cần để đảm bảo các yếu tố bảo mật liên quan đến nonce được xử lý đúng cách.

Không thêm các mã nonce cần thiết có thể dẫn đến vấn đề bảo mật hoặc chức năng không hoạt động đúng cách.

Nhóm khác nhau (Vary Groups):

Quy định các vai trò người dùng mà các nội dung ESI sẽ không được cache hoặc sẽ áp dụng các quy tắc cache riêng. Nó giúp quản lý cache chi tiết hơn, đặc biệt là với các phần nội dung nhỏ (như giỏ hàng, thông báo đăng nhập) mà ESI xử lý.

Giá trị mặc định: Tất cả các vai trò người dùng đều có giá trị là 0, nghĩa là không có nhóm nào được áp dụng cache riêng.

Mỗi vai trò người dùng được gán một giá trị số, đại diện cho mức độ ưu tiên của việc không cache (càng lớn, mức độ ưu tiên càng cao). Tức là, các giá trị lớn hơn sẽ ưu tiên không cache hơn, nghĩa là vai trò đó sẽ ít bị ảnh hưởng bởi cache.

Bạn có thể tham khảo cách đặt các giá trị như sau:

Administrator (Quản trị viên): 99 – Vì quản trị viên cần thấy nội dung mới nhất ngay lập tức để quản lý và chỉnh sửa trang web hiệu quả.

Editor (Biên tập viên): 90 – Vì biên tập viên cũng cần thấy nội dung mới nhất để chỉnh sửa và quản lý bài viết.

Author (Tác giả): 50 – Vì tác giả thường không cần thấy ngay lập tức các thay đổi trong toàn bộ trang web, và việc cache có thể giúp giảm tải cho máy chủ và cải thiện tốc độ tải trang.

Contributor (Người đóng góp) và Shop Manager (Quản lý cửa hàng): 10~30, vì không cần quyền truy cập ngay lập tức vào nội dung mới nhất và có thể được cache để cải thiện hiệu suất.

Customer (Khách hàng) và Subscriber (Người đăng ký): 0~10, thường chỉ xem các trang sản phẩm hoặc các thông tin trên trang web, nên việc cache giúp trang tải nhanh hơn và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Cài đặt “Object Cache” trong LiteSpeed Cache (Object Tab)

Cài đặt "Object Cache" trong LiteSpeed Cache
Cài đặt “Object Cache” trong LiteSpeed Cache
Object Cache:

Bật hoặc tắt tính năng lưu trữ đối tượng (object cache) trên trang web của bạn. Object cache giúp lưu trữ các kết quả truy vấn cơ sở dữ liệu để tăng tốc độ truy cập sau này.

Nên “Bật” để giúp tăng tốc độ truy vấn cơ sở dữ liệu, cải thiện hiệu suất trang web. Khi:

  • Số lượng truy vấn cơ sở dữ liệu trên mỗi trang cao (hơn 100 truy vấn).
  • Trang web của bạn có nhiều nội dung động và truy vấn cơ sở dữ liệu phức tạp.
  • Bạn muốn cải thiện hiệu suất tổng thể của trang web và giảm tải cho máy chủ.

(*) Lưu ý: Nếu không cấu hình đúng, có thể dẫn đến lỗi hoặc hiệu suất không như mong đợi. Đảm bảo kiểm tra và giám sát hiệu suất sau khi bật Object Cache.

Nên “Tắt” nếu bạn không có nhu cầu tối ưu hóa hiệu suất cơ sở dữ liệu hoặc trang web của bạn có ít truy vấn cơ sở dữ liệu. Khi:

  • Số lượng truy vấn cơ sở dữ liệu ít (dưới 100 truy vấn mỗi trang).
  • Trang web có các truy vấn cơ sở dữ liệu đơn giản, nhanh chóng và không ảnh hưởng lớn đến hiệu suất tổng thể.
  • Tránh phức tạp hóa hệ thống, chi phí quản lý và hạn chế phát sinh các lỗi không mong muốn.
  • Tránh tốn tài nguyên của hệ thống như RAM và CPU, mà việc sử dụng cache mang lại lợi ích không đáng kể.
Phương pháp (Method):

Chọn phương pháp lưu trữ object cache. Có hai tùy chọn là Memcached và Redis.

Memcached: Một hệ thống lưu trữ tạm thời thường dùng để tăng tốc độ truy vấn cơ sở dữ liệu. Nên sử dụng phương pháp này, nếu bạn đã có hạ tầng Memcached hoặc không cần các tính năng nâng cao của Redis.

Redis: Một cơ sở dữ liệu key-value, thường dùng cho các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp và hiệu suất cao. Nên sử dụng phương pháp này, nếu bạn cần hiệu suất cao hơn và các tính năng nâng cao như độ bền dữ liệu, tính năng pub/sub.

Hãy chọn phương pháp phù hợp với hạ tầng và yêu cầu của bạn. Redis thường được ưa chuộng hơn vì tính năng phong phú và hiệu suất tốt hơn.

Host:

Nhập địa chỉ IP hoặc hostname của server Memcached hoặc Redis.

(*) Lưu ý: Nhập đúng địa chỉ của server nơi Memcached hoặc Redis đang chạy.

Cổng (Port):

Nhập số cổng để kết nối đến Memcached hoặc Redis.

Giá trị mặc định: 11211 cho Memcached và 6379 cho Redis.

Thời gian lưu trữ mặc định của đối tượng (Default Object Lifetime):

Đặt thời gian mặc định (tính bằng giây) mà các đối tượng sẽ được lưu trữ trong cache. Giá trị mặc định: 360 giây (6 phút).

Bạn có thể điều chỉnh thời gian lưu trữ theo nhu cầu cụ thể, ví dụ như tăng lên nếu dữ liệu ít thay đổi hoặc giảm xuống nếu dữ liệu thay đổi thường xuyên.

Mình đặt giá trị là 720 giây (12 phút) vì đây là thời gian hợp lý để lưu trữ các đối tượng trong cache mà không gây quá tải bộ nhớ.

Tên đăng nhập (Username):

Nhập tên đăng nhập nếu server Redis của bạn yêu cầu xác thực.

(*) Lưu ý: Chỉ sử dụng nếu server Redis của bạn có thiết lập xác thực, nếu không thì hãy để trống.

Mật khẩu (Password):

Nhập mật khẩu nếu server Redis của bạn yêu cầu xác thực.

(*) Lưu ý: Chỉ sử dụng nếu server Redis của bạn có thiết lập xác thực, nếu không thì hãy để trống.

ID cơ sở dữ liệu của Redis (Redis Database ID):

Nhập ID cơ sở dữ liệu Redis bạn muốn sử dụng. Giá trị mặc định: 0.

Sử dụng giá trị ID khác, khi bạn cần phân chia dữ liệu vào các cơ sở dữ liệu khác nhau trong Redis.

Nhóm chung (Global Groups):

Định nghĩa các nhóm đối tượng sẽ được lưu trong cache, áp dung với các nhóm quan trọng và ít thay đổi.

Ví dụ: users, userlogins, usermeta, site-options, site-lookup, posts, comments, terms, term_relationships, term_taxonomy.

Không cache nhóm (Do Not Cache Groups):

Định nghĩa các nhóm đối tượng sẽ không được lưu trong cache, áp dụng cho các nhóm động và thay đổi thường xuyên.

Ví dụ: comment, counts, plugins, wc_session_id.

Kết nối liên tục (Persistent Connection):

Bật hoặc tắt việc giữ kết nối liên tục với server Memcached hoặc Redis để cải thiện hiệu suất.

Nên “Bật” để giảm thời gian thiết lập kết nối lại, giảm thời gian chờ đợi và tăng tốc độ xử lý giúp cải thiện hiệu suất.

Hãy “Tắt” khi bạn gặp vấn đề với kết nối liên tục hoặc không cần tối ưu hóa hiệu suất đến mức đó. Trong các môi trường có hạn chế về tài nguyên hoặc kết nối, việc tắt kết nối liên tục có thể giúp hệ thống ổn định hơn.

Bộ đệm WP-Admin (Cache WP Admin):

Bật hoặc tắt việc lưu trữ cache cho trang quản trị WordPress.

Nên “Bật” nếu bạn muốn cải thiện hiệu suất trang quản trị WordPress. Cải thiện hiệu suất và tốc độ truy cập trang quản trị, đặc biệt khi có nhiều quản trị viên hoặc biên tập viên cùng truy cập.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn đảm bảo rằng trang quản trị luôn hiển thị thông tin mới nhất (cần cập nhật thông tin thường xuyên) mà không bị ảnh hưởng bởi cache.

Lưu trữ tạm thời (Store Transients):

Bật hoặc tắt việc lưu trữ tạm thời để cải thiện hiệu suất.

Nên “Bật” để cải thiện hiệu suất bằng cách lưu trữ tạm thời các kết quả truy vấn. Trong các trang web có nhiều truy vấn phức tạp, việc lưu trữ tạm thời sẽ giúp giảm tải và tăng tốc độ truy cập.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp vấn đề về hiệu suất hoặc không cần tối ưu hóa đến mức đó, việc tắt lưu trữ tạm thời có thể giúp tránh việc sử dụng quá nhiều tài nguyên và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất.

Cài đặt “Cache Trình duyệt” trong LiteSpeed Cache (Browser Tab)

Cài đặt "Cache Trình duyệt" trong LiteSpeed Cache
Cài đặt “Cache Trình duyệt” trong LiteSpeed Cache
Cache trình duyệt (Browser Cache):

Bật hoặc tắt tính năng cache của trình duyệt web. Khi tính năng này được bật, các tệp tĩnh của trang web sẽ được lưu trong bộ nhớ cache của trình duyệt của người dùng. Nó giúp giảm yêu cầu lặp lại cho các tệp tĩnh và cải thiện tốc độ tải trang cho các lần truy cập tiếp theo.

Nên “Bật” để giúp cải thiện tốc độ tải trang cho người dùng bằng cách lưu trữ các tệp tĩnh như hình ảnh, CSS, và JavaScript trong bộ nhớ cache của trình duyệt. Nó giảm thiểu số lượng yêu cầu đến máy chủ và tăng tốc độ truy cập cho các lần truy cập sau.

Cách thức hoạt động: Khi người dùng truy cập trang web lần đầu, các tệp tĩnh sẽ được lưu trong bộ nhớ cache của trình duyệt. Lần truy cập tiếp theo, các tệp này sẽ được tải trực tiếp từ bộ nhớ cache, giúp trang tải nhanh hơn.

Hãy “Tắt” nếu bạn có các tệp tĩnh thường xuyên thay đổi và bạn muốn đảm bảo rằng người dùng luôn thấy phiên bản mới nhất của các tệp này mà không phải tải lại từ bộ nhớ cache.

TTL bộ nhớ cache của trình duyệt (Browser Cache TTL):

Đặt thời gian sống (Time-To-Live) của bộ nhớ cache trình duyệt tính bằng giây. Thời gian này quy định bao lâu các tệp tĩnh sẽ được lưu trong bộ nhớ cache của trình duyệt trước khi hết hạn.

Giá trị mặc định: 31557600 giây (52 tuần 1 ngày 6 giờ).

Bạn có thể điều chỉnh giá trị này nếu cần:

Nếu các tệp tĩnh của bạn thay đổi thường xuyên và bạn muốn đảm bảo rằng người dùng luôn thấy phiên bản mới nhất, bạn nên giảm thời gian TTL. Ví dụ: Đặt TTL là 1 tuần (604800 giây) hoặc thậm chí ngắn hơn nếu cần.

Nếu các tệp tĩnh của bạn hầu như không bao giờ thay đổi, bạn có thể tăng thời gian TTL để tối ưu hóa hiệu suất cache hơn nữa. Ví dụ: Đặt TTL là 1 năm (31536000 giây) nếu các tệp tĩnh gần như không bao giờ thay đổi.

Ở trên là chúng ta Bật/Tắt Cache Trình duyệt thông qua Plugin LiteSpeed Cache. Ngoài ra, chúng ta có thể Bật/Tắt Cache Trình duyệt trực tiếp trên máy chủ (server) mà không cần dùng plugin.

Bật cache trình duyệt qua cấp server:

1, Truy cập vào file cấu hình của máy chủ web (như .htaccess cho Apache hoặc file cấu hình Nginx).

2, Thêm hoặc chỉnh sửa các thiết lập cache trong file cấu hình này.

Ví dụ cấu hình cho Apache (.htaccess):

<IfModule mod_expires.c>
    ExpiresActive On
    ExpiresByType image/jpg “access plus 1 year”
    ExpiresByType image/jpeg “access plus 1 year”
    ExpiresByType image/gif “access plus 1 year”
    ExpiresByType image/png “access plus 1 year”
    ExpiresByType text/css “access plus 1 month”
    ExpiresByType application/pdf “access plus 1 month”
    ExpiresByType text/x-javascript “access plus 1 month”
    ExpiresByType application/x-shockwave-flash “access plus 1 month”
    ExpiresByType image/x-icon “access plus 1 year”
    ExpiresDefault “access plus 2 days”
</IfModule>

Ví dụ cấu hình cho Nginx:

location ~* \.(jpg|jpeg|gif|png|css|js|ico|svg)$ {
    expires 1y;
    add_header Cache-Control “public, no-transform”;
}

Cài đặt “Nâng cao” trong LiteSpeed Cache (Advanced Tab)

Cài đặt "Nâng cao" trong LiteSpeed Cache
Cài đặt “Nâng cao” trong LiteSpeed Cache
Thời Gian Sống Của Bộ Nhớ Đệm AJAX (AJAX Cache TTL):

Đặt thời gian sống cho các yêu cầu AJAX trong POST/GET. Thời gian này được tính bằng giây và xác định khoảng thời gian mà các yêu cầu AJAX sẽ được lưu trong bộ nhớ đệm.

Nên sử dụng để giảm tải cho máy chủ bằng cách lưu trữ tạm thời các kết quả của yêu cầu AJAX, cải thiện hiệu suất tổng thể của trang web.

Ví dụ:

some_action 300

another_action 600

Trong ví dụ trên:

some_action sẽ được lưu trong bộ nhớ đệm trong 300 giây.

another_action sẽ được lưu trong bộ nhớ đệm trong 600 giây.

Không sử dụng nếu bạn cần các kết quả AJAX luôn được cập nhật tức thì và không muốn lưu trữ tạm thời.

Cookie đăng nhập (Login Cookie):

Xác định cookie nào dùng để nhận biết người dùng đã đăng nhập.

Chỉ sử dụng nếu bạn đang chia sẻ cookie đăng nhập giữa nhiều trang web hoặc nếu bạn có các ứng dụng web khác sử dụng cùng cookie.

Ví dụ: _wp_login_1

Không sử dụng nếu bạn không có nhu cầu chia sẻ cookie đăng nhập giữa nhiều trang web hoặc ứng dụng web khác.

Cookie thay đổi (Vary Cookies):

Xác định cookie nào sẽ kích hoạt thay đổi bộ nhớ đệm khi nó thay đổi.

Được sử dụng cho các trường hợp mà thay đổi cookie có thể ảnh hưởng đến nội dung được cache.

Ví dụ: woocommerce_items_in_cart là một giá trị mẫu có thể được sử dụng nếu bạn muốn cache giỏ hàng của WooCommerce thay đổi theo từng phiên.

Không sử dụng nếu bạn không có các cookie quan trọng cần kích hoạt thay đổi bộ nhớ đệm.

Cải thiện khả năng tương thích HTTP/HTTPS (Improve HTTP/HTTPS Compatibility):

Nên “Bật” tính năng này để tự động điều chỉnh các đường dẫn HTTP và HTTPS trong bộ nhớ đệm để tương thích với môi trường an toàn hơn, giúp tránh các vấn đề về bảo mật và hiệu suất.

Chỉ nên “Tắt” khi bạn không có nhu cầu chuyển đổi giữa HTTP và HTTPS hoặc trang web của bạn chỉ sử dụng một giao thức duy nhất.

Instant Click:

Nên “Bật” tính năng này để tăng tốc độ tải trang bằng cách tải trước các liên kết khi người dùng di chuột qua. Nó giúp trang web phản hồi nhanh hơn khi người dùng nhấp vào các liên kết.

  • Khi người dùng di chuột qua một liên kết, trang đích sẽ được tải trước. Khi họ nhấp vào liên kết, trang sẽ hiển thị gần như ngay lập tức.
  • Người dùng cảm thấy trang web nhanh và mượt mà hơn, đặc biệt hữu ích cho các trang web có nhiều liên kết và nội dung.
  • Instant Click giúp giảm thời gian tải trang tiếp theo, nó đặc biệt quan trọng trên các trang web có lượng nội dung lớn hoặc phức tạp.

Nên “Tắt” khi bạn không muốn tải trước các liên kết để tiết kiệm băng thông (tránh tốn tài nguyên).

  • Mỗi lần người dùng di chuột qua một liên kết, trang đích sẽ được tải trước, nó có thể tạo ra nhiều yêu cầu đến máy chủ và tiêu tốn băng thông không cần thiết nếu người dùng không nhấp vào liên kết đó.
  • Trên các trang web có lượng truy cập lớn, việc tải trước nhiều trang cùng lúc có thể tăng tải đáng kể cho máy chủ, ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể.
  • Người dùng trên thiết bị di động có thể tiêu tốn dữ liệu không cần thiết khi các trang được tải trước mà họ không thực sự truy cập.

Tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache

Các thiết lập tại bước này sẽ tác động mạnh đến trang web của bạn. Bởi vậy, hãy sao lưu toàn bộ website của bạn trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi quan trọng nào nhé!

Để đảm bảo tính chắc chắn và kịp thời phát hiện lỗi, bạn hãy tắt cache khi thực hiện và tại mỗi bước quan trọng bạn nên kiểm tra lại ngay sau mỗi thiết lập.

“Cài đặt CSS” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (CSS Settings Tab)

Cài đặt "CSS" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Cài đặt “CSS” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Nén CSS (CSS Minify):

Giảm kích thước của tệp CSS bằng cách loại bỏ khoảng trắng và các ký tự không cần thiết.

Nên “Bật” để giảm kích thước tệp CSS, cải thiện tốc độ tải trang. Tuy nhiên, nó có thể gây lỗi nếu quá trình nén gặp vấn đề với mã CSS.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị sau khi nén CSS.

Cách tốt nhất để giúp bạn có thể tận dụng được ưu điểm và giải quyết được nhược điểm của phương pháp này là: “Nén CSS thủ công”.

Kết hợp CSS (CSS Combine):

Kết hợp nhiều tệp CSS thành một tệp duy nhất để giảm số lượng yêu cầu HTTP.

Nên “Bật” để giảm số lượng yêu cầu HTTP, cải thiện tốc độ tải trang. Tuy nhiên, nó có thể gây lỗi hiển thị nếu các tệp CSS có xung đột.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị sau khi kết hợp CSS.

Tạo UCSS (Generate UCSS):

Sử dụng dịch vụ LiteSpeed QUIC.cloud để tạo CSS chỉ sử dụng cho nội dung hiển thị trên trang, loại bỏ CSS không cần thiết khi tải trang.

Nên “Bật” để giảm lượng CSS không cần thiết, tăng tốc độ tải trang. Tuy nhiên, nó có thể không phù hợp cho các trang web có nội dung động phức tạp.

Hãy “Tắt” nếu trang web của bạn có nhiều nội dung động và cần CSS đầy đủ.

Nội tuyến UCSS (UCSS Inline):

Nội tuyến CSS sử dụng cho nội dung hiển thị trên trang vào trong mã HTML, giúp giảm thiểu số lượng yêu cầu CSS bên ngoài.

Nên “Bật” để giảm số lượng yêu cầu HTTP, cải thiện tốc độ tải trang. Nhưng sẽ làm tăng kích thước tệp HTML.

Nên “Tắt” nếu bạn muốn giữ kích thước tệp HTML nhỏ gọn.

Kết hợp CSS bên ngoài và nội tuyến (CSS Combine External and Inline):

Kết hợp CSS nội tuyến và CSS từ các tệp bên ngoài để tối ưu hóa tốc độ tải trang.

Nên “Bật” để tối ưu hóa tốc độ tải trang bằng cách kết hợp các lợi ích của CSS nội tuyến và bên ngoài. Nhưng có thể gây lỗi hiển thị nếu có xung đột.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị sau khi kết hợp CSS.

Tải không đồng bộ CSS (Load CSS Asynchronously):

Tải CSS không đồng bộ để tránh chặn render, giúp trang hiển thị nhanh hơn.

Nên “Bật” để cải thiện tốc độ hiển thị trang. Nhưng có thể gây hiệu ứng nhấp nháy nếu CSS không tải kịp.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị hoặc hiệu ứng nhấp nháy khi tải trang.

CCSS Theo URL (CSS Per URL):

Tạo CSS quan trọng dựa trên từng URL để tối ưu hóa tốc độ tải trang cho từng trang cụ thể.

Nên “Bật” để cải thiện tốc độ hiển thị trang. Nhưng sẽ tốn thời gian và tài nguyên để tạo CSS riêng cho từng URL.

Hãy “Tắt” nếu trang web của bạn không cần tối ưu hóa CSS theo từng URL.

Thư viện CSS bất đồng bộ nội dung (Inline CSS Async Lib):

Đảm bảo rằng các thư viện CSS không đồng bộ nội dung được tải chính xác mà không gây chặn render.

Nên “Bật” để đảm bảo các thư viện CSS tải chính xác mà không gây chặn render. Nhưng có thể tăng thời gian tải trang nếu cấu hình không đúng.

Nên “Tắt” nếu bạn không sử dụng các thư viện CSS bất đồng bộ.

Tối ưu hóa hiển thị phông chữ (Font Display Optimization):

Thiết lập thuộc tính font-display cho các tệp phông chữ để cải thiện hiển thị phông chữ.

Mặc định (Default): Đây là cấu hình mặc định, không thay đổi thuộc tính font-display.

Swap: Thuộc tính font-display sẽ được thiết lập là swap, nó giúp phông chữ được tải ngay lập tức bằng phông chữ dự phòng cho đến khi phông chữ chính được tải hoàn tất, tránh việc văn bản bị ẩn trong quá trình tải phông chữ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng font trình duyệt hoặc font nội bộ để tối ưu hóa tốc độ hiển thị văn bản cho website.

“Cài đặt JS” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (JS Settings Tab)

"Cài đặt JS" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
“Cài đặt JS” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Nén JS (JS Minify):

Giảm kích thước các tệp JavaScript bằng cách loại bỏ khoảng trắng và các ký tự không cần thiết.

Nên “Bật” để cải thiện tốc độ tải trang. Nhưng có thể gây lỗi nếu quá trình nén gặp vấn đề với mã JavaScript.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị hoặc chức năng sau khi nén JavaScript.

Kết hợp JS (JS Combine):

Kết hợp nhiều tệp JavaScript thành một tệp duy nhất để giảm số lượng yêu cầu HTTP.

Nên “Bật” để cải thiện tốc độ tải trang. Nhưng có thể gây lỗi hiển thị hoặc chức năng nếu các tệp JavaScript có xung đột.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị hoặc chức năng sau khi kết hợp JavaScript.

JS Kết hợp bên ngoài và nội tuyến (JS Combine External and Inline):

Kết hợp JavaScript bên ngoài và nội tuyến trong một tệp duy nhất để tối ưu hóa tốc độ tải trang.

Nên “Bật” vì sẽ giảm số lượng yêu cầu HTTP, tối ưu hóa tốc độ tải trang. Nhưng có thể gây lỗi hiển thị hoặc chức năng nếu có xung đột giữa các tệp JavaScript bên ngoài và nội tuyến.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị hoặc chức năng sau khi kết hợp JavaScript.

Tải JS trì hoãn (Load JS Deferred):

Hoãn lại việc tải các tệp JavaScript để tối ưu hóa hiệu suất trang web, giúp giảm thiểu thời gian chờ của người dùng khi tương tác với trang.

Nên “Bật” để tối ưu hóa hiệu suất trang web. Tuy nhiên, một số chức năng có thể không hoạt động đúng nếu JavaScript bị hoãn lại quá lâu.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi chức năng hoặc trang web của bạn phụ thuộc nhiều vào JavaScript để tải nội dung.

“Cài đặt HTML” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (HTML Settings Tab)

"Cài đặt HTML" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
“Cài đặt HTML” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Nén HTML (HTML Minify):

Giảm kích thước tệp HTML bằng cách loại bỏ các khoảng trắng và ký tự không cần thiết.

Nên “Bật” để cải thiện tốc độ tải trang. Nhưng có thể gây lỗi nếu quá trình nén gặp vấn đề với mã HTML.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị sau khi nén HTML.

Tìm nạp DNS (DNS Prefetch):

Cho phép trình duyệt thực hiện tra cứu DNS sớm cho các miền bên ngoài được liệt kê. Nó giúp giảm thời gian tra cứu DNS khi tài nguyên từ các miền đó được yêu cầu sau này.

Ví dụ: Bạn có thể thêm các miền như //www.example.com để trình duyệt thực hiện tra cứu DNS trước khi cần tải tài nguyên từ các miền này.

Không cần nhập mục này, nếu bạn không sử dụng tài nguyên từ các miền bên ngoài nhiều.

Kiểm soát tải DNS trước (DNS Prefetch Control):

Cho phép bạn bật/tắt tính năng kiểm soát tải DNS trước cho các tài nguyên trên trang web của bạn.

Nên “Bật” để giúp bạn kiểm soát và quản lý việc tải trước DNS cho các tài nguyên trên trang web. Tuy nhiên, nó sẽ không cần thiết nếu bạn đã tối ưu hóa việc tìm nạp DNS.

Hãy “Tắt” nếu bạn không cần kiểm soát việc tải DNS trước hoặc đã sử dụng các biện pháp tối ưu khác.

Kết nối DNS trước (DNS Preconnect):

Cho phép trình duyệt thiết lập kết nối trước với các miền bên ngoài, bao gồm tra cứu DNS, thiết lập kết nối TCP và TLS sớm. Nó giúp giảm thời gian chờ khi tài nguyên từ các miền đó được yêu cầu sau này.

Nên nhập các URL hoặc miền mà bạn muốn kết nối trước để giảm độ trễ tải trang bằng cách cho phép trình duyệt thực hiện kết nối trước với các miền bên ngoài.

Ví dụ: Thêm các URL hoặc miền như http://example.com để trình duyệt kết nối trước.

Không cần nhập nếu bạn không sử dụng tài nguyên từ các miền bên ngoài nhiều.

Bộ chọn tải chậm HTML (HTML Lazy Load Selectors):

Hoãn lại việc tải các phần tử HTML không cần thiết ngay lập tức để tối ưu hóa hiệu suất trang.

Nên nhập các bộ chọn HTML mà bạn muốn hoãn tải để tối ưu hóa hiệu suất trang bằng cách hoãn lại việc tải các phần tử HTML không cần thiết ngay lập tức.

Ví dụ: Nếu bạn có các phần tử với lớp .lazy-load, thêm nó vào danh sách.

Không cần nhập nếu bạn không có các phần tử HTML cần hoãn tải.

Giữ Bình Luận HTML (HTML Keep Comments):

Giữ lại các bình luận HTML trong mã nguồn của trang.

Hãy nhập vào ô nếu bạn cần giữ lại các bình luận HTML cụ thể cho mục đích phát triển hoặc gỡ lỗi. Nhưng sẽ làm tăng kích thước tệp HTML.

Hãy để trống ô nếu bạn không cần giữ lại bình luận HTML nào.

Xóa các chuỗi truy vấn (Remove Query Strings):

Xóa các chuỗi truy vấn khỏi URL tĩnh để cải thiện bộ nhớ đệm.

Nên “Bật” để cải thiện bộ nhớ đệm bằng cách xóa các chuỗi truy vấn khỏi URL tĩnh. Nhưng có thể gây lỗi nếu trang web phụ thuộc vào các chuỗi truy vấn để tải nội dung.

Hãy “Tắt” nếu bạn gặp lỗi hiển thị hoặc chức năng sau khi xóa các chuỗi truy vấn.

Tải không đồng bộ Google Fonts (Load Google Fonts Asynchronously):

Tải Google Fonts không đồng bộ để tránh chặn tải CSS, cải thiện tốc độ tải trang.

Nên “Bật” để cải thiện tốc độ tải trang. Nhưng có thể không hiển thị đúng cách nếu không tải kịp thời.

Hãy “Tắt” nếu bạn không sử dụng Google Fonts hay gặp lỗi hiển thị hoặc chức năng sau khi tải không đồng bộ Google Fonts.

Gỡ bỏ Google Fonts (Remove Google Fonts):

Gỡ bỏ Google Fonts khỏi trang web để sử dụng phông chữ hệ thống hoặc phông chữ tự lưu trữ.

Nên “Bật” để giảm kích thước trang. Nhưng trang web có thể không hiển thị đúng phông chữ nếu không có phông chữ thay thế phù hợp.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng Google Fonts.

Gỡ bỏ WordPress Emoji (Remove WordPress Emoji):

Gỡ bỏ mã Emoji của WordPress để giảm kích thước trang và cải thiện hiệu suất.

Nên “Bật” để giảm kích thước trang và cải thiện hiệu suất. Nhưng nếu bạn sử dụng Emoji thì nó sẽ không hiển thị đúng trên các trình duyệt không hỗ trợ.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng WordPress Emoji.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng code để gỡ bỏ WordPress Emoji (thêm vào tệp functions.php của theme hoặc child theme) nếu không muốn dụng plugin như sau:

//=======LEDUYNHAT.COM Code gỡ bỏ các hành động liên quan đến Emoji
remove_action( ‘wp_head’, ‘print_emoji_detection_script’, 7 );
remove_action( ‘wp_print_styles’, ‘print_emoji_styles’ );
remove_action( ‘admin_print_scripts’, ‘print_emoji_detection_script’ );
remove_action( ‘admin_print_styles’, ‘print_emoji_styles’ );
remove_filter( ‘the_content_feed’, ‘wp_staticize_emoji’ );
remove_filter( ‘comment_text_rss’, ‘wp_staticize_emoji’ );
remove_filter( ‘wp_mail’, ‘wp_staticize_emoji_for_email’ );

// Lọc các TinyMCE plugins để loại bỏ Emoji
add_filter( ‘tiny_mce_plugins’, ‘disable_emojis_tinymce’ );

function disable_emojis_tinymce( $plugins ) {
    if ( is_array( $plugins ) ) {
        return array_diff( $plugins, array( ‘wpemoji’ ) );
    } else {
        return array();
    }
}

// Ngăn chặn emoji DNS prefetching
add_filter( ’emoji_svg_url’, ‘__return_false’ );
Gỡ bỏ Noscript (Remove Noscript Tags):

Gỡ bỏ các thẻ <noscript> khỏi mã nguồn trang.

Nên “Bật” để giảm kích thước trang và tránh các nội dung không cần thiết. Nhưng người dùng không có JavaScript có thể không thấy nội dung thay thế.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng thẻ <noscript> cho nội dung thay thế.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng code để gỡ bỏ các thẻ <noscript> (thêm vào tệp functions.php của theme hoặc child theme) nếu không muốn dụng plugin như sau:

//=======LEDUYNHAT.COM Code để loại bỏ các thẻ <noscript> ngoại trừ GTM
function remove_noscript_tags_except_gtm($content) {
    // Biểu thức chính quy để giữ lại các thẻ <noscript> chứa GTM
    $pattern = ‘/<noscript>(.*?)<iframe[^>]*googletagmanager[^>]*>(.*?)<\/iframe>(.*?)<\/noscript>/is’;

    // Lưu lại các thẻ <noscript> chứa GTM
    preg_match_all($pattern, $content, $matches);

    // Loại bỏ tất cả các thẻ <noscript>
    $content = preg_replace(‘/<noscript\b[^>]*>(.*?)<\/noscript>/is’, ”, $content);

    // Thêm lại các thẻ <noscript> chứa GTM
    foreach ($matches[0] as $noscript) {
        $content .= $noscript;
    }

    return $content;
}

// Áp dụng hàm này vào nội dung của trang và các bài viết
add_filter(‘the_content’, ‘remove_noscript_tags_except_gtm’, 20);
add_filter(‘widget_text’, ‘remove_noscript_tags_except_gtm’, 20);
add_filter(‘wp_nav_menu_items’, ‘remove_noscript_tags_except_gtm’, 20);
add_filter(‘wp_head’, ‘remove_noscript_tags_except_gtm’, 20);
add_filter(‘wp_footer’, ‘remove_noscript_tags_except_gtm’, 20);

“Cài đặt phương tiện” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (Media Settings Tab)

"Cài đặt phương tiện" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
“Cài đặt phương tiện” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Lazy Load hình ảnh (Lazy Load Images):

Trì hoãn việc tải hình ảnh cho đến khi chúng xuất hiện trong khung nhìn của người dùng, giúp giảm thời gian tải ban đầu của trang.

Nên “Bật” để giảm thời gian tải ban đầu của trang, cải thiện tốc độ tải trang. Tuy nhiên, sẽ xảy ra hiện tượng một số hình ảnh có thể không tải ngay khi cần thiết nếu không được cấu hình đúng cách.

Hãy “Tắt” khi trang web của bạn không có nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh cần phải tải ngay lập tức (ví dụ như chỉ có hình ảnh ở đầu trang).

Hình ảnh giữ chỗ cơ bản (Basic Image Placeholder):

Sử dụng URL ảnh giữ chỗ (placeholder) cho các hình ảnh chưa được tải để tránh không gian trống trên trang.

Nên sử dụng để cho trang nhìn cảm giác đỡ trống (có thể sử dụng ảnh logo mờ). Không cần nhập nếu bạn không quan tâm đến không gian trống trong khi hình ảnh tải hoặc có thể sử dụng các cách bên dưới để thay thế.

Trình giữ chỗ đáp ứng (Responsive Placeholder):

Trình giữ chỗ hình ảnh đáp ứng có thể giúp giảm bớt bố cục khi hình ảnh được tải. Nó sẽ tạo ra trình giữ chỗ có cùng kích thước với hình ảnh nếu nó có thuộc tính chiều rộng và chiều cao.

Nên “Bật” để giúp cho người dùng cảm thấy bố cục không bị thay đổi đột ngột.

Hãy “Tắt” khi bạn không quan tâm đến sự thay đổi bố cục hoặc trang web của bạn không sử dụng nhiều hình ảnh.

SVG giữ chỗ phản hồi (Responsive Placeholder SVG):

Sử dụng SVG phản hồi để giữ chỗ cho các hình ảnh, cải thiện hiệu suất và tính linh hoạt.

Nhập mã SVG phản hồi bạn muốn sử dụng làm placeholder. Không cần nhập nếu bạn không sử dụng SVG làm ảnh giữ chỗ.

Màu giữ chỗ phản hồi (Responsive Placeholder Color):

Sử dụng màu giữ chỗ đơn giản để tránh không gian trống trên trang trước khi hình ảnh được tải.

Nhập mã màu bạn muốn sử dụng. Không cần nhập nếu bạn không cần sử dụng màu làm ảnh giữ chỗ.

Trình tạo đám mây LQIP (LQIP Cloud Generator):

Sử dụng dịch vụ QUIC.cloud để tạo ảnh chất lượng thấp (Low Quality Image Placeholders) cho các hình ảnh trên trang.

Nên “Tắt” nếu trang web của bạn không có nhiều hình ảnh hoặc bạn không muốn tạo ảnh LQIP.

Hãy “Bật” để cải thiện tốc độ tải trang bằng cách sử dụng ảnh chất lượng thấp làm placeholder. Nó có thể làm tốn tài nguyên nếu trang web của bạn có nhiều hình ảnh lớn.

Chất lượng LQIP (LQIP Quality):

Đặt chất lượng cho ảnh LQIP từ 1 đến 20. Nên sử dụng giá trị từ 6 đến 12 để đảm bảo chất lượng ảnh đủ tốt mà vẫn giữ được kích thước nhỏ.

Kích thước tối thiểu LQIP (LQIP Minimum Dimensions):

Đặt kích thước tối thiểu cho ảnh LQIP để tránh việc tạo ảnh LQIP cho các hình ảnh quá nhỏ. Giá trị mặc định: 150 x 150 pixels.

Tạo LQIP trong nền (Generate LQIP In Background):

Tạo ảnh LQIP trong nền để không làm chậm quá trình tải trang.

Nên “Tắt” khi bạn không muốn tạo ảnh LQIP hoặc trang web của bạn không có nhiều hình ảnh.

Hãy “Bật” để giúp tạo ảnh LQIP mà không làm chậm quá trình tải trang. Nhưng nó sẽ làm tốn tài nguyên nếu trang web của bạn có nhiều hình ảnh lớn.

Lazy Load iframes:

Trì hoãn việc tải iframes cho đến khi chúng xuất hiện trong khung nhìn của người dùng, giúp giảm thời gian tải ban đầu của trang.

Nên “Bật” để cải thiện tốc độ tải trang. Nhưng có thể xảy ra tình trạng một số iframes có thể không tải ngay khi cần thiết nếu không được cấu hình đúng cách.

Hãy “Tắt” khi trang web của bạn không có nhiều iframes hoặc iframes cần phải tải ngay lập tức (iframes đặt ngay đầu website).

Thêm kích thước bị thiếu (Add Missing Sizes):

Tự động thêm các thuộc tính kích thước cho các hình ảnh thiếu thuộc tính này, giúp cải thiện bố cục trang.

Nên “Bật” để giúp cải thiện bố cục trang bằng cách đảm bảo các hình ảnh có thuộc tính kích thước. Nhưng có thể tốn tài nguyên nếu trang web của bạn có nhiều hình ảnh lớn.

Hãy “Tắt” khi bạn không cần tự động thêm thuộc tính kích thước cho hình ảnh.

“VPI” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (VPI Tab)

Đây là phương pháp tự động nên sẽ làm tốn tài nguyên máy chủ và khó kiểm soát, bởi vậy, chúng ta có thể sử dụng tab “Phương tiện không bao gồm” để có thể chủ động tối ưu hơn.

"VPI" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
“VPI” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Hình ảnh Viewport (Viewport Images):

Khi bật tính năng Lazy Load (Tải chậm), bạn sẽ bắt đầu việc tải hình ảnh trên một trang sau khi tải trang đã hoàn tất. Việc này sẽ làm các hình ảnh ở đầu trang xuất hiện chậm, khiến người dùng cảm thấy tốc độ tải trang chậm. Do đó, chế độ hình ảnh Viewport sẽ giúp tự động nhận diện các hình ảnh xuất hiện phía trên nếp gấp (đầu trang) và loại trừ chúng khỏi tải chậm, giúp cải thiện tốc độ tải trang.

Nên “Bật” để giúp loại trừ các hình ảnh đầu trang khỏi tải chậm, giúp trang web hiển thị đầy đủ hình ảnh mà không bị chậm trễ, cải thiện trải nghiệm người dùng. Nhưng có thể sẽ làm tốn thêm tài nguyên xử lý nếu trang web có nhiều hình ảnh lớn.

Hãy “Tắt” nếu bạn không sử dụng tính năng Lazy Load hoặc bạn muốn giữ việc tải chậm cho tất cả các hình ảnh để giảm bớt tải ban đầu hoặc việc tối ưu này không quan trọng với bạn.

Chạy Hàng đợi VPI thủ công: Nút này cho phép bạn chạy hàng đợi xử lý hình ảnh Viewport thủ công nếu cần.

Cron Hình ảnh Viewport (Viewport Images Cron):

Bật cron tự động nhận diện hình ảnh đầu trang, giúp hệ thống tự động phát hiện và xử lý các hình ảnh trong Viewport mà không cần thao tác thủ công.

Nên “Bật” để giúp thao tác tự động, tiết kiệm thời gian và công sức.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn kiểm soát thủ công việc phát hiện và xử lý hình ảnh Viewport hoặc máy chủ của bạn có tài nguyên hạn chế và không thể xử lý các tác vụ cron tự động.

“Phương tiện không bao gồm” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (Media Excludes Tab)

"Phương tiện không bao gồm" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
“Phương tiện không bao gồm” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Không bao gồm hình ảnh Lazy Load (Lazy Load Image Excludes):

Loại trừ các hình ảnh cụ thể khỏi tính năng Lazy Load để đảm bảo chúng được tải ngay lập tức.

Hãy nhập danh sách các URL hình ảnh hoặc một phần của URL để loại trừ chúng khỏi Lazy Load.

Ví dụ: /wp-content/uploads/2023/04/anh-dai-dien-le-duy-nhat-kevin-lee-toi-uu.jpg

Với tính năng này, mình thường áp dụng cho các hình ảnh đặc biệt (số lượng ít), ví dụ như: logo, banner,… đặt ở vị trí đầu trang web. Còn với những ảnh có cùng thuộc tính thì mình sẽ áp dụng cách bên dưới.

Loại trừ class chứa ảnh khỏi Lazy Load (Lazy Load Image Class Name Excludes):

Loại trừ các hình ảnh có các lớp CSS cụ thể khỏi tính năng Lazy Load (xử lý hàng loạt hình ảnh).

Hãy nhập danh sách các lớp CSS để loại trừ các hình ảnh có các lớp này khỏi Lazy Load.

Ví dụ:

wp-image-preview

header-logo

Với tính năng này, mình thường áp dụng cho các hình ảnh có cùng thuộc tính và nằm ở đầu trang web; ví dụ như ảnh đại diện bài viết/sản phẩm, cũng có thể áp dụng cho logo, banner,… có lớp css chung.

Loại trừ tên lớp cha hình ảnh tải chậm (Lazy Load Image Parent Class Name Excludes):

Loại trừ các hình ảnh có các lớp cha CSS cụ thể khỏi tính năng Lazy Load (xử lý hàng loạt hình ảnh).

Nhập danh sách các lớp cha CSS để loại trừ các hình ảnh có lớp cha này khỏi Lazy Load.

Ví dụ:

parent-class

main-banner

Tính năng này mình thường áp dụng nó cho các hình ảnh mà không có lớp CSS riêng mà chỉ có lớp CSS cha.

Loại trừ tên lớp iframe khỏi tải chậm (Lazy Load iframe Class Name Excludes):

Loại trừ các iframe có các lớp CSS cụ thể khỏi tính năng tải chậm.

Nhập danh sách các lớp CSS để loại trừ các iframe có các lớp này khỏi tải chậm.

Ví dụ:

iframe-preview

video-embed

Loại trừ tên lớp cha iframe tải chậm (Lazy Load iframe Parent Class Name Excludes):

Loại trừ các iframe có các lớp cha CSS cụ thể khỏi tính năng tải chậm.

Nhập danh sách các lớp cha CSS để loại trừ các iframe có lớp cha này khỏi tải chậm.

Ví dụ:

iframe-parent

video-wrapper

Loại trừ URI khỏi tải chậm (Lazy Load URI Excludes):

Loại trừ các trang cụ thể khỏi tính năng tải chậm dựa trên URI.

Nhập danh sách các URI hoặc một phần của URI để loại trừ chúng khỏi tải chậm.

Ví dụ:

/path/to/page/

Không có LQIP (LQIP Excludes):

Loại trừ các hình ảnh cụ thể khỏi tính năng LQIP để chúng không sử dụng placeholder chất lượng thấp.

Nhập danh sách các URL hình ảnh hoặc một phần của URL để loại trừ chúng khỏi LQIP.

“Bản địa hóa” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (Localization Tab)

"Bản địa hóa" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
“Bản địa hóa” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Bộ nhớ đệm Gravatar (Gravatar Cache):

Lưu trữ các hình ảnh Gravatar trên máy chủ của bạn để tăng tốc độ tải các hình ảnh này bằng cách giảm các yêu cầu HTTP đến máy chủ Gravatar.

Nên “Tắt” khi bạn không sử dụng Gravatar trên trang web của mình hoặc không quan tâm đến việc tăng tốc độ tải hình ảnh Gravatar.

Hãy “Bật” để cải thiện trải nghiệm người dùng. Nhưng sẽ khiến tăng dung lượng lưu trữ trên máy chủ của bạn do lưu trữ các hình ảnh Gravatar.

Cron bộ nhớ đệm Gravatar (Gravatar Cache Cron):

Thiết lập cron để tự động làm mới bộ nhớ đệm Gravatar theo lịch trình.

Nên “Tắt” nếu bạn không sử dụng Gravatar trên trang web của mình hoặc không cần tự động làm mới bộ nhớ đệm.

Hãy “Bật” để tự động làm mới bộ nhớ đệm Gravatar theo lịch trình, đảm bảo rằng các hình ảnh luôn được cập nhật. Nhưng sẽ làm tăng tài nguyên máy chủ do việc chạy các tác vụ cron.

Bộ nhớ đệm Gravatar TTL (Gravatar Cache TTL):

Thiết lập thời gian sống của bộ nhớ đệm Gravatar, tính bằng giây. Sau khoảng thời gian này, các hình ảnh Gravatar sẽ được tải lại và lưu trữ lại. Nhằm đảm bảo rằng các hình ảnh Gravatar luôn được cập nhật nhưng không quá thường xuyên để tránh tải nhiều tài nguyên.

Giá trị mặc định: 604800 giây (1 tuần) là một giá trị hợp lý để cân bằng giữa cập nhật và hiệu suất.

Bản địa hóa Tài nguyên (Localize Resources):

Lưu trữ các tệp tài nguyên bên ngoài (như các tập lệnh JavaScript) trên máy chủ của bạn để tăng tốc độ tải trang bằng cách giảm các yêu cầu HTTP đến các máy chủ bên ngoài.

Nên “Tắt” nếu trang web của bạn không sử dụng nhiều tài nguyên bên ngoài hoặc bạn không quan tâm đến việc lưu trữ các tài nguyên này trên máy chủ của mình.

Hãy “Bật” để tăng tốc độ tải trang bằng cách giảm số lượng yêu cầu HTTP đến các máy chủ bên ngoài, cải thiện trải nghiệm người dùng. Nhưng sẽ làm tăng dung lượng lưu trữ trên máy chủ của bạn do lưu trữ các tệp tài nguyên.

Tệp Bản địa hóa (Localization Files):

Nhập danh sách các URL tài nguyên bên ngoài bạn muốn lưu trữ trên máy chủ của mình. Chỉ các nguồn HTTPS được hỗ trợ.

Không cần nhập nếu trang web của bạn không sử dụng các tài nguyên bên ngoài hoặc bạn không quan tâm đến việc lưu trữ các tài nguyên này trên máy chủ của mình.

Nên nhập danh sách các tài nguyên quan trọng để đảm bảo rằng các tài nguyên quan trọng được tải nhanh chóng từ máy chủ của bạn, cải thiện hiệu suất trang.

“Tăng tốc” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (Tuning Tab)

"Tăng tốc" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
“Tăng tốc” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
JS trì hoãn bao gồm (JS Delayed Includes):

Trì hoãn việc tải các tệp JavaScript cụ thể để cải thiện tốc độ tải trang ban đầu.

Các tệp được liệt kê sẽ không được tải ngay khi trang được mở mà chỉ được tải sau khi tải trang hoàn tất.

Ví dụ: Các tệp JavaScript của các plugin hoặc thư viện không cần thiết ngay lập tức.

Không sử dụng cho các tệp JavaScript mà cần phải được tải ngay lập tức để trang hoạt động đúng.

JS không bao gồm trì hoãn (JS Excludes):

Loại trừ các tệp JavaScript cụ thể khỏi việc trì hoãn tải.

Các tệp này sẽ được tải ngay lập tức khi trang được mở.

Ví dụ: jquery.js hoặc các tệp JavaScript quan trọng khác cần cho các chức năng chính của trang.

Trì hoãn JS / Loại trừ trì hoãn (JS Deferred/Delayed Excludes):

Thiết lập các tệp JavaScript cần được trì hoãn hoặc loại trừ khỏi trì hoãn tùy thuộc vào điều kiện tải cụ thể.

Các tệp liệt kê sẽ được bạn kiểm soát cụ thể là các tệp JavaScript nào nên được trì hoãn và tệp nào không, hay còn được gọi là “trì hoãn JS có điều kiện”.

Loại trừ JS Chế độ Khách (Guest Mode JS Excludes):

Loại trừ các tệp JavaScript khỏi việc tối ưu hóa đối với người dùng khách.

Nó phù hợp cho các tệp quan trọng cần được tải ngay lập tức.

Ví dụ: Các tệp cần thiết để hiển thị đúng nội dung hoặc tương tác người dùng.

Loại trừ URI (URI Excludes):

Loại trừ các trang cụ thể khỏi việc tối ưu hóa dựa trên URI. Các trang này sẽ không bị áp dụng các kỹ thuật tối ưu hóa.

Ví dụ: Trang đăng nhập, trang quản trị, trang đặc biệt theo nhu cầu,…

Chỉ tối ưu hóa cho khách (Optimize for Guest Only):

Chỉ áp dụng các kỹ thuật tối ưu hóa cho người dùng khách, không áp dụng cho người dùng đã đăng nhập.

Nên “Bật” nếu bạn muốn các tối ưu hóa chỉ áp dụng cho người dùng khách để tránh việc nhân đôi các tệp CSS/JS/CCSS cho mỗi nhóm người dùng, giúp cải thiện hiệu suất cho người dùng đã đăng nhập.

Ví dụ: Các trang web thương mại điện tử hoặc các trang web có nhiều người dùng đã đăng nhập.

Nên “Tắt” nếu bạn muốn áp dụng tối ưu hóa cho tất cả người dùng, kể cả người dùng đã đăng nhập, mặc dù nó có thể dẫn đến việc nhân đôi các tệp CSS/JS/CCSS.

Những vai trò loại trừ (Role Excludes):

Chỉ định các vai trò người dùng mà các tệp JS/CSS sẽ được loại trừ khỏi các tối ưu hóa.

“Tăng tốc CSS” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache (Tuning CSS Tab)

"Tăng tốc CSS" trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
“Tăng tốc CSS” trong tối ưu hóa trang LiteSpeed Cache
Loại trừ CSS (CSS Excludes):

Loại trừ các tệp CSS khỏi việc tối ưu hóa, chẳng hạn như gộp và nén. Các tệp CSS được liệt kê sẽ không bị ảnh hưởng bởi các tối ưu hóa này.

Ví dụ: Các tệp CSS của các plugin quan trọng.

Loại trừ tệp UCSS và nội tuyến (UCSS File Excludes and Inline):

Loại trừ các tệp UCSS (Uncss) và CSS nội tuyến khỏi việc tối ưu hóa. Các tệp CSS nội tuyến và UCSS được liệt kê sẽ không bị gộp hoặc nén.

Ví dụ: Các tệp CSS nội tuyến của các plugin quan trọng.

Danh sách cho phép bộ chọn UCSS (UCSS Selector Allowlist):

Liệt kê các bộ chọn CSS luôn cần phải được bao gồm trong UCSS (Uncss). Nó đảm bảo rằng các bộ chọn này không bị loại bỏ trong quá trình tối ưu hóa.

Ví dụ: Các bộ chọn CSS cần thiết cho chức năng hoặc hiển thị quan trọng.

Loại trừ URI UCSS (UCSS URI Exludes):

Loại trừ các trang cụ thể khỏi việc áp dụng UCSS. Các trang này sẽ không bị loại bỏ CSS không sử dụng.

Ví dụ: Trang đăng nhập, trang quản trị.

CCSS Cache riêng biệt cho các loại bài viết (Separate CCSS Cache Post Types):

Tạo Cache CCSS (Critical CSS) riêng biệt cho từng loại bài viết. Nó giúp tối ưu hóa việc tải CSS cho từng loại nội dung khác nhau trên trang web.

Ví dụ: Bài viết blog, trang sản phẩm.

Các URI Cache CCSS riêng biệt (Separate CCSS Cache URIs):

Thiết lập các URI cụ thể mà bạn muốn tạo và lưu trữ Cache CCSS riêng biệt. Nó hữu ích cho các trang có cấu trúc và nội dung đặc biệt.

Ví dụ: Trang đích quảng cáo, trang sản phẩm đặc biệt.

Quy tắc CSS quan trọng (Critical CSS Rules):

Chỉ định các quy tắc CSS không được xóa trong quá trình tối ưu hóa CSS. Nó đảm bảo rằng các quy tắc quan trọng luôn được giữ lại.

Ví dụ: Các quy tắc CSS cần thiết cho chức năng hoặc hiển thị quan trọng.

Cài đặt chung LiteSpeed Cache (General)

Cài đặt chung LiteSpeed Cache
Cài đặt chung LiteSpeed Cache

Tự động nâng cấp (Automatically Upgrade):

Cho phép LiteSpeed Cache tự động nâng cấp khi có phiên bản mới.

Nên “Bật” nếu bạn muốn đảm bảo plugin luôn cập nhật phiên bản mới nhất với các tính năng và bảo mật mới. Hoặc bạn không muốn tốn thời gian kiểm tra và cập nhật thủ công.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn kiểm soát và kiểm tra từng phiên bản cập nhật trước khi áp dụng. Hay bạn có môi trường phát triển cần kiểm tra tính tương thích trước khi nâng cấp.

Khóa tên miền (Domain Key):

Khóa tên miền là bắt buộc đối với các dịch vụ trực tuyến của QUIC.cloud. Nó giúp bảo vệ các dịch vụ này khỏi truy cập trái phép và đảm bảo an toàn cho quá trình truyền tải dữ liệu.

Các tính năng cần QUIC.cloud để hoạt động:

  • Content Delivery Network (CDN)
  • Image Optimization
  • Critical CSS Generation (CCSS)
  • Unique CSS (UCSS)
  • Low Quality Image Placeholder Generation (LQIP)
  • Viewport Images (VPI)

Chế độ khách (Guest Mode):

Chế độ Khách cung cấp một trang đích luôn có thể lưu vào bộ nhớ cache cho lần truy cập đầu tiên của khách tự động và sau đó cố gắng cập nhật bộ nhớ cache khác nhau thông qua AJAX.

Tùy chọn này có thể giúp sửa lỗi bộ nhớ cache khác nhau cho một số khách truy cập di động hoặc máy tính bảng nâng cao nhất định.

Nên “Bật” nếu:

  • Bạn muốn cải thiện tốc độ tải trang cho khách truy cập lần đầu.
  • Trang web của bạn có lượng lớn người dùng mới truy cập thường xuyên.

Nên “Tắt” nếu:

  • Bạn không muốn sử dụng tài nguyên máy chủ cho việc lưu cache của người dùng khách.
  • Bạn muốn kiểm soát và tùy chỉnh các phiên truy cập cụ thể.

(*) Lưu ý: Cài đặt này sẽ chỉnh sửa tập tin .htaccess và tạo lại danh sách trình thu thập dữ liệu.

Tối ưu hóa khách (Guest Optimization):

Tối ưu hóa hiệu suất trang web cho khách truy cập bằng cách sử dụng các thiết lập cache đặc biệt.

Nên “Bật” nếu:

  • Bạn muốn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng với các thiết lập cache mạnh mẽ.
  • Bạn có lượng lớn khách truy cập và muốn cải thiện hiệu suất trang web.

Nên “Tắt” nếu trang web của bạn chủ yếu phục vụ người dùng đăng nhập hoặc cần tính năng tùy chỉnh cao.

(*) Lưu ý: Chế độ Khách phải được bật để cài đặt này hoạt động. Bật Cache Mobile và Thay thế hình ảnh WebP để có kết quả tốt nhất.

IP máy chủ (Server IP):

Cho phép các dịch vụ đám mây của QUIC.cloud gọi trực tiếp IP thay vì tên miền, giúp loại bỏ thời gian tìm kiếm DNS và CDN.

Hãy nhập đúng địa chỉ IP của máy chủ để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của các dịch vụ đám mây.

Thông báo (Notifications):

Bật hoặc tắt các thông báo từ LiteSpeed Cache bao gồm các bản cập nhật, tin tức, và khuyến mãi.

Nên “Bật” nếu bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ LiteSpeed Cache.

Hãy “Tắt” nếu bạn không muốn nhận các thông báo này và muốn giữ giao diện quản trị gọn gàng hơn.

LiteSpeed Cache tối ưu hóa hình ảnh (Image Optimization)

Tính năng tối ưu hóa hình ảnh của LiteSpeed Cache giúp cải thiện hiệu suất trang web bằng cách giảm kích thước tệp hình ảnh mà không làm giảm chất lượng.

Nó tự động tối ưu hóa hình ảnh mới tải lên và hình ảnh hiện có, hỗ trợ chuyển đổi sang định dạng WebP để tiết kiệm băng thông và tăng tốc độ tải trang.

Bên cạnh đó, tính năng này còn cho phép tùy chỉnh cách nén và xử lý hình ảnh, giúp bạn kiểm soát và bảo vệ thông tin cá nhân một cách hiệu quả.

Sử dụng tối ưu hóa hình ảnh của LiteSpeed Cache sẽ giúp trang web của bạn tải nhanh hơn, nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện SEO.

LiteSpeed Cache tối ưu hóa hình ảnh
LiteSpeed Cache tối ưu hóa hình ảnh

Yêu cầu tự động Cron (Auto Request Cron):

Kích hoạt việc sử dụng các tác vụ cron để tự động xử lý các công việc tối ưu hóa hình ảnh.

Nên “Bật” để tự động hóa quá trình tối ưu hóa hình ảnh mà không cần thao tác thủ công. Nó rất hữu ích khi bạn có số lượng lớn hình ảnh cần tối ưu hóa định kỳ.

Hãy “Tắt” nếu bạn muốn kiểm soát quá trình tối ưu hóa thủ công.

Cron tự động kéo (Auto Pull Cron):

Kích hoạt tác vụ cron để tự động kéo hình ảnh đã được tối ưu hóa từ dịch vụ QUIC.cloud.

Nên “Bật” khi bạn sử dụng dịch vụ QUIC.cloud để tối ưu hóa hình ảnh và muốn tự động nhận hình ảnh đã tối ưu hóa. Nó rất hữu ích khi trang web của bạn sử dụng nhiều hình ảnh và cần tối ưu hóa liên tục.

Hãy “Tắt” khi bạn không sử dụng dịch vụ QUIC.cloud hoặc muốn kiểm soát quá trình tải hình ảnh thủ công.

Tối ưu hóa hình ảnh gốc (Optimize Original Images):

Tối ưu hóa cả phiên bản gốc của hình ảnh, không chỉ các bản sao được tạo ra.

Nên “Bật” nếu bạn muốn tối ưu hóa tất cả các phiên bản hình ảnh, bao gồm cả bản gốc. Nó rất phù hợp với các trang web mà hạn chế về dung lượng lưu trữ và cần tối ưu hóa tối đa.

Hãy “Tắt” nếu bạn chỉ muốn tối ưu hóa các bản sao của hình ảnh để giữ nguyên bản gốc.

Xóa bản sao lưu gốc (Remove Original Backups):

Xóa các bản sao lưu của hình ảnh gốc sau khi tối ưu hóa để tiết kiệm dung lượng.

Nên “Tắt” để giữ lại bản sao lưu gốc để có thể khôi phục nếu cần thiết, hoặc có thể xóa thủ công nếu hình ảnh sau khi tối ưu đáp ứng yêu cầu của bạn.

Hãy “Bật” khi bạn muốn tiết kiệm dung lượng lưu trữ sau khi đã tối ưu hóa hình ảnh, nó hữu ích đối với các trang web có dung lượng lưu trữ hạn chế.

Tối ưu hóa Losslessly (Optimize Losslessly):

Tối ưu hóa hình ảnh bằng cách sử dụng tính năng nén không mất dữ liệu. Nó có nghĩa là chất lượng hình ảnh được giữ nguyên hoàn toàn, nhưng kích thước tệp có thể lớn hơn so với nén mất dữ liệu.

Nên “Tắt” để tối ưu hóa tối đa về dung lượng, chấp nhận giảm một chút chất lượng hình ảnh.

  • Bạn muốn tối ưu hóa kích thước tệp hình ảnh để cải thiện tốc độ tải trang và giảm sử dụng băng thông.
  • Trang web của bạn không yêu cầu hiển thị hình ảnh với chất lượng cao nhất.
  • Bạn muốn tối ưu hóa hiệu suất tổng thể của trang web, đặc biệt là khi có nhiều hình ảnh lớn.

Hãy “Bật” nếu bạn muốn tối ưu hóa hình ảnh mà không làm giảm chất lượng. Ví dụ: Trang web cần giữ chất lượng hình ảnh cao nhất có thể.

  • Trang web của bạn yêu cầu hiển thị hình ảnh với chất lượng cao nhất, chẳng hạn như các trang web nhiếp ảnh, trang web bán hàng có hình ảnh sản phẩm chi tiết.
  • Bạn muốn đảm bảo rằng hình ảnh giữ lại tất cả các chi tiết gốc và không bị mất bất kỳ thông tin nào.
  • Bạn không quá lo ngại về tốc độ tải trang hoặc sử dụng băng thông.

Giữ nguyên dữ liệu EXIF/XMP (Preserve EXIF/XMP data):

Giữ lại dữ liệu EXIF/XMP trong hình ảnh sau khi tối ưu hóa. Dữ liệu này bao gồm thông tin như:

  • Thông tin về máy ảnh và cài đặt chụp (độ phơi sáng, khẩu độ, ISO, v.v.)
  • Thông tin GPS nếu có (địa điểm chụp ảnh)
  • Thông tin bản quyền và tác giả

Nên “Bật” để giúp bạn giữ được các thông tin cần thiết cho ảnh, nhằm tối ưu hóa SEO hình ảnh, bởi vì nó sẽ:

  • Giữ lại thông tin bản quyền và tác giả.
  • Giữ lại thông tin địa lý để cung cấp ngữ cảnh cho các công cụ tìm kiếm và người dùng.
  • Nhưng sẽ làm tăng kích thước tệp và ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Hãy “Tắt” nếu:

  • Bạn muốn tối ưu hóa dung lượng hình ảnh và cải thiện tốc độ tải trang.
  • Bạn lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và không cần giữ lại dữ liệu EXIF/XMP.
  • Trang web của bạn không cần giữ lại thông tin bản quyền hoặc thông tin địa lý của hình ảnh.

Thay thế hình ảnh WebP (Image WebP Replacement):

Thay thế các hình ảnh bằng định dạng WebP nếu trình duyệt hỗ trợ.

Nên “Bật” nếu bạn muốn sử dụng định dạng hình ảnh WebP để giảm dung lượng và tăng tốc độ tải trang. Ví dụ: Trang web có nhiều hình ảnh và muốn tối ưu hóa tốc độ tải trang.

Hãy “Tắt” nếu bạn lo ngại trình duyệt của người dùng không hỗ trợ định dạng WebP hoặc bạn muốn sử dụng định dạng hình ảnh khác.

Thuộc tính WebP để thay thế (WebP Attribute To Replace):

Chỉ định các thuộc tính hình ảnh sẽ được thay thế bằng định dạng WebP. Giá trị mặc định: Đã bao gồm một danh sách các thuộc tính mặc định.

Định dạng WebP cho Extra secret (WebP For Extra srcset):

Kích hoạt định dạng WebP cho các URL bảo mật hoặc đặc biệt.

Nên “Tắt” khi bạn không có các URL bảo mật hoặc đặc biệt cần sử dụng định dạng WebP.

Hãy “Bật” nếu bạn có các URL bảo mật hoặc đặc biệt cần sử dụng định dạng WebP. Ví dụ: Các trang yêu cầu xác thực đặc biệt.

Kiểm soát chất lượng hình ảnh WordPress (WordPress Image Quality Control):

Thiết lập mức độ nén cho hình ảnh WordPress. Giá trị mặc định: 82.

Bạn có thể điều chỉnh giá trị này (nhỏ hơn 100) để kiểm soát mức độ nén cho hình ảnh WordPress nhằm cân bằng giữa chất lượng và dung lượng.

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu LiteSpeed Cache (Database)

Tính năng tối ưu hóa cơ sở dữ liệu của LiteSpeed Cache giúp cải thiện hiệu suất trang web bằng cách dọn dẹp và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu WordPress.

Các công cụ này giúp loại bỏ dữ liệu không cần thiết, giảm kích thước cơ sở dữ liệu, và tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu LiteSpeed Cache
Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu LiteSpeed Cache

Trình tối ưu hóa cơ sở dữ liệu:

  • Dọn dẹp các bản nháp tự động lưu.
  • Xóa các bình luận spam và thùng rác.
  • Loại bỏ các dữ liệu tạm thời và không cần thiết.
  • Tối ưu hóa các bảng cơ sở dữ liệu để cải thiện hiệu suất.

=> Giúp giảm kích thước cơ sở dữ liệu (duy trì cơ sở dữ liệu sạch sẽ), tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. => Tăng hiệu suất tổng thể của trang web.

Công cụ chuyển đổi bảng cơ sở dữ liệu:

Chuyển đổi các bảng cơ sở dữ liệu sang định dạng InnoDB (một định dạng bảng cơ sở dữ liệu phổ biến và hiệu quả), hỗ trợ các tính năng như giao dịch ACID và khóa hàng.

=> Giúp cải thiện hiệu suất (giảm thời gian truy cập và xử lý dữ liệu) và tăng khả năng chịu tải của cơ sở dữ liệu.

Tóm tắt cơ sở dữ liệu:

Cung cấp thông tin tổng quan về tình trạng hiện tại của cơ sở dữ liệu.

Hiển thị các số liệu quan trọng như kích thước cơ sở dữ liệu, số lượng bảng, và các thông tin khác.

=> Giúp quản trị viên dễ dàng theo dõi, quản lý và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu.

Autoload size là tổng kích thước của tất cả các mục autoload trong bảng wp_options. Các mục này được tự động tải mỗi khi trang web của bạn tải, do đó kích thước của chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian tải trang.

  • Kích thước autoload quá lớn có thể làm chậm quá trình tải trang, vì cơ sở dữ liệu phải tải tất cả các mục autoload mỗi khi trang được truy cập.
  • Đặc biệt quan trọng với các trang web có lưu lượng truy cập cao, vì nhiều yêu cầu đồng thời có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn và giảm hiệu suất.

Autoload entries là số lượng các mục trong bảng wp_options được đánh dấu để autoload. Mỗi mục là một cặp khóa-giá trị lưu trữ các cài đặt và dữ liệu cấu hình khác nhau.

  • Số lượng mục autoload quá lớn có thể làm tăng thời gian truy vấn cơ sở dữ liệu, ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của trang web.
  • Nhiều mục autoload không cần thiết có thể gây lãng phí tài nguyên và làm chậm trang web.

Hiện tại, với tính năng này của LiteSpeed Cache chưa thực sự tối ưu, bạn vẫn cần chủ động tối ưu bằng các phương công để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bảng điều khiển LiteSpeed Cache (Dashboard)

Bảng điều khiển LiteSpeed Cache
Bảng điều khiển LiteSpeed Cache

Bảng điều khiển LiteSpeed Cache cung cấp cái nhìn tổng quan về trạng thái và hiệu suất của hệ thống cache trên trang web WordPress của bạn. Tại đây, bạn có thể kiểm tra và quản lý các thiết lập cache, theo dõi hiệu suất tối ưu hóa, và xem các báo cáo về hoạt động cache.

Bảng điều khiển cũng hiển thị các thông tin quan trọng như số lượng các trang được cache, hiệu suất của việc tối ưu hóa hình ảnh và cơ sở dữ liệu, cùng với các thông báo và cảnh báo hệ thống. Sử dụng bảng điều khiển giúp bạn dễ dàng kiểm soát và cải thiện hiệu suất trang web của mình.

Cài đặt trước cấu hình LiteSpeed Cache (Presets)

Cài đặt trước cấu hình LiteSpeed Cache
Cài đặt trước cấu hình LiteSpeed Cache

Presets của LiteSpeed Cache là các cấu hình sẵn có giúp bạn dễ dàng thiết lập và tối ưu hóa cache cho trang web WordPress của mình. Chúng cung cấp các tùy chọn cấu hình phù hợp với các nhu cầu và mục đích khác nhau như tăng tốc độ tải trang, tối ưu hóa SEO, hoặc cải thiện hiệu suất tổng thể.

Bằng cách sử dụng Presets, bạn có thể nhanh chóng áp dụng các thiết lập tối ưu mà không cần phải cấu hình thủ công từng tùy chọn, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo trang web của bạn hoạt động hiệu quả.

=> Tuy nhiên, theo mình thì các bạn nên cài đặt và cấu hình thủ công để hiểu rõ các tính năng nhằm đạt được mục tiêu tối ưu web theo đúng nhu cầu của bản thân.

LiteSpeed Cache CDN

LiteSpeed Cache CDN
LiteSpeed Cache CDN

CDN (Content Delivery Network) trong LiteSpeed Cache là một công cụ giúp tăng tốc độ tải trang web bằng cách phân phối nội dung thông qua mạng lưới các máy chủ đặt tại nhiều vị trí địa lý khác nhau.

Khi sử dụng CDN, nội dung của trang web (như hình ảnh, video, tệp JavaScript và CSS) sẽ được lưu trữ và phân phối từ máy chủ gần người dùng nhất, giúp giảm độ trễ và cải thiện hiệu suất tải trang.

Tuy nhiên, nếu máy chủ của bạn đã đặt tại Việt Nam và những người truy cập website của bạn cũng chỉ ở Việt Nam, thì việc dùng CDN có thể không cần thiết.

Trình thu thập thông tin bộ nhớ cache LiteSpeed (Crawler)

Crawler trong LiteSpeed Cache là một công cụ tự động duyệt và cache trước các trang trên trang web của bạn. Nó giúp đảm bảo rằng khi người dùng truy cập, các trang đã được lưu trong bộ nhớ cache và có thể tải nhanh hơn.

"Tóm lược" trong Trình thu thập thông tin bộ nhớ cache LiteSpeed
“Tóm lược” trong Trình thu thập thông tin bộ nhớ cache LiteSpeed

Tính năng chính:

Thiết lập thời gian và tần suất: Cho phép cấu hình lịch trình duyệt trang để cache vào các thời điểm nhất định, giúp tối ưu hóa tài nguyên hệ thống.

Quản lý danh sách URL: Hỗ trợ tạo và quản lý danh sách các URL cần được crawler duyệt qua, đảm bảo các trang quan trọng luôn được cache trước.

Kiểm soát tài nguyên: Giới hạn tài nguyên mà crawler sử dụng để tránh làm quá tải máy chủ, bằng cách điều chỉnh tốc độ duyệt và số lượng kết nối đồng thời.

Nhật ký và báo cáo: Cung cấp nhật ký và báo cáo chi tiết về hoạt động của crawler, giúp theo dõi hiệu suất và tối ưu hóa cài đặt.

Kiểm tra và cập nhật trang: Xác định và cập nhật các trang đã thay đổi hoặc hết hạn trong bộ nhớ cache, đảm bảo nội dung luôn tươi mới và chính xác.

"Cài đặt chung" trong Trình thu thập thông tin bộ nhớ cache LiteSpeed
“Cài đặt chung” trong Trình thu thập thông tin bộ nhớ cache LiteSpeed

Mục đích sử dụng:

Tăng tốc độ tải trang: Đảm bảo các trang web quan trọng được lưu trong bộ nhớ cache trước khi người dùng truy cập, giúp giảm thời gian tải trang.

Cải thiện trải nghiệm người dùng: Mang lại trải nghiệm mượt mà và nhanh chóng hơn cho người dùng nhờ vào việc các trang đã được cache sẵn.

Giảm tải cho máy chủ: Bằng cách cache trước các trang, giảm thiểu lượng công việc phải thực hiện khi có lượt truy cập mới.

Lưu ý quan trọng:

Cấu hình trên máy chủ: Crawler yêu cầu LiteSpeed Web Server Enterprise hoặc QUIC.cloud để hoạt động. Điều này có nghĩa là bạn phải sử dụng một máy chủ có hỗ trợ LiteSpeed hoặc dịch vụ đám mây của QUIC.cloud để tận dụng tính năng này.

Cấu hình đúng: Đảm bảo cấu hình crawler một cách hợp lý để tránh làm quá tải máy chủ hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất trang web.

Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cấu hình crawler dựa trên nhu cầu và lưu lượng truy cập thực tế.

Công cụ LiteSpeed Cache (Toolbox)

Toolbox trong LiteSpeed Cache là một bộ công cụ mạnh mẽ giúp quản trị viên trang web quản lý và tối ưu hóa hiệu suất cache của trang web.

Công cụ "Dọn dẹp" trong LiteSpeed Cache
Công cụ “Dọn dẹp” trong LiteSpeed Cache

Dọn dẹp (Purge Tab)

Cung cấp các tùy chọn để xóa bộ nhớ cache của trang web, bao gồm xóa trang chủ, các trang lỗi (403, 404, 500), toàn bộ cache LSCache, CSS/JS đã minify,…

=> Được sử dụng khi cần làm mới cache do có thay đổi nội dung hoặc để khắc phục sự cố liên quan đến cache.

Xuất / Nhập (Import / Export Tab)

Cho phép xuất và nhập các cài đặt của LiteSpeed Cache, giúp dễ dàng sao lưu hoặc chuyển cài đặt giữa các trang web.

=> Được sử dụng khi cần sao lưu cấu hình hiện tại hoặc áp dụng cấu hình đã lưu cho một trang web khác.

Xem .htaccess (View .htaccess Tab)

Hiển thị và chỉnh sửa nội dung tập tin .htaccess, cho phép tùy chỉnh các quy tắc và thiết lập của máy chủ.

=> Được sử dụng khi cần kiểm tra hoặc chỉnh sửa các quy tắc .htaccess liên quan đến cache.

Heartbeat Tab

Quản lý các thiết lập Heartbeat của WordPress, giúp kiểm soát tần suất các yêu cầu Heartbeat và giảm tải cho máy chủ.

=> Được sử dụng để điều chỉnh tần suất Heartbeat nhằm tối ưu hóa hiệu suất và giảm tải cho máy chủ.

Báo cáo (Report Tab)

Cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu suất của cache và các dịch vụ QUIC.cloud, giúp quản trị viên theo dõi và tối ưu hóa.

=> Được sử dụng để kiểm tra hiệu suất và tình trạng của cache, từ đó có các điều chỉnh phù hợp.

Cài đặt gỡ lỗi (Debug Settings Tab)

Cung cấp các công cụ gỡ lỗi, cho phép bật/tắt các tính năng và xem nhật ký lỗi chi tiết.

=> Được sử dụng khi gặp sự cố và cần phân tích chi tiết các lỗi để khắc phục.

Xem nhật ký (Log View Tab)

Hiển thị các nhật ký hoạt động của LiteSpeed Cache, giúp theo dõi và phân tích các sự cố.

=> Được sử dụng khi cần kiểm tra các hoạt động và sự cố liên quan đến cache.

Bản thử nghiệm (Beta Test Tab)

Cho phép truy cập các tính năng beta và thử nghiệm các cập nhật mới nhất của LiteSpeed Cache trước khi chúng được phát hành chính thức.

=> Được sử dụng khi muốn thử nghiệm các tính năng mới và đóng góp phản hồi cho nhà phát triển.

LiteSpeed Cache là một công cụ tuyệt vời để tăng tốc độ website của bạn. Nếu bạn đang tìm cách cải thiện hiệu suất website và trải nghiệm người dùng, thì LSCache là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Nếu khả năng đọc hiểu tiếng Anh của bạn tốt, bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn về “LiteSpeed Cache” với tài liệu của tác giả tại: https://docs.litespeedtech.com/.

Bài viết thuộc chuyên mục:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *