Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager chi tiết A-Z

4.7/5 (3 đánh giá)

Google Tag Manager (GTM) với tiếng việt là “Trình quản lý thẻ của Google” là một công cụ giúp bạn quản lý và triển khai các thẻ theo dõi (tracking tags) lên trang web của mình một cách dễ dàng mà không cần sửa đổi mã nguồn trực tiếp, không cần chèn quá nhiều mã code vào website (chỉ cần chèn 2 mã của GTM).

=> Hiểu một cách ngắn gọn thì GTM là “trung gian”.

Việc cài đặt các công cụ: Google Analytics (GA4), và Google Search Console,… sẽ giúp bạn nắm bắt mọi khía cạnh trong trang web của mình, theo dõi hiệu suất và hiểu rõ hơn về hành vi người dùng,.. Từ những dữ liệu thu thập được, nó sẽ hỗ trợ bạn trên con đường tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.

Đầu tiên, mình sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Google Tag Manager. Mình và bạn sẽ đi từng bước, từ việc tạo tài sản mới cho đến kiểm tra và hoạt động của GTM trên trang web của bạn nhé.

Video cài đặt Google Tag Manager, Google Analytics 4 và Google Search Console

3 Bước cài đặt Google Tag Manager

Bước 1: Truy cập vào Google Tag Manager

Truy cập vào trang chính thức của Google Tag Manager: https://tagmanager.google.com/. Đăng nhập Google Tag Manager thông qua tài khoản Google (nếu bạn chưa đăng nhập tài khoản Google thì hãy đăng nhập).

Trường hợp bạn chưa có tài khoản thì chọn “tạo tài khoản” / “create account” để đăng ký tài khoản Google (làm theo hướng dẫn), sau đó đăng nhập vào tài khoản Google mới tạo.

Đăng nhập Google Tag Manager
Đăng nhập Google Tag Manager

Bước 2: Tạo tài khoản trên Google Tag Manager

Sau khi đăng nhập, Google Tag Manager sẽ có giao diện như ảnh minh họa bên dưới, bạn chọn “Tạo tài khoản” để tiến hành tạo tài khoản quản lý thẻ trên Google Tag Manager.

Tạo tài khoản Google Tag Manager
Tạo tài khoản Google Tag Manager

Điền đầy đủ các thông tin trong vùng “Thiết lập tài khoản”

Thiết lập tài khoản Google Tag Manager
Thiết lập tài khoản Google Tag Manager

Điền đầy đủ các thông tin trong vùng “Thiết lập vùng chứa”. Tại đây, mình dùng cho website nên mình chọn nền tảng là “Web” (bạn hãy chọn mục tiêu phù hợp với nhu cầu của mình).

Thiết lập vùng chứa Google Tag Manager
Thiết lập vùng chứa Google Tag Manager

Sau khi đã hoàn thành đầy đủ các thông tin, nhấn nút “Tạo” để tạo tài khoản. Website sẽ xuất hiện “Thỏa thuận điều khoản dịch vụ Trình quản lý thẻ của Google” => các bạn đọc rồi “tích” vào ô “Tôi cũng chấp nhận…” => nhấn nút “Có” để tiếp tục.

Thỏa thuận điều khoản dịch vụ Google Tag Manager
Thỏa thuận điều khoản dịch vụ Google Tag Manager

Bước 3: Dán 2 đoạn mã Google Tag Manager vào Website

Google Tag Manager sẽ cung cấp cho bạn 2 đoạn mã. Mình gọi đoạn mã dán trong <head> là [Mã 1] (khuyến nghị là dán ở vị trí cao nhất có thể của trang – ngay sau thẻ mở <head>) và đoạn mã dán trong <body> là [Mã 2] (khuyến nghị là dán ngay sau thẻ mở <body>). => Tiến hành sao chép từng đoạn mã và dán vào phần được yêu cầu trên website của bạn.

Mã cài đặt Google Tag Manager
Mã cài đặt Google Tag Manager

Trường hợp 1: Có sẵn phần chèn mã code trong trang quản trị website

Bạn sử dụng giao diện (Theme) và giao diện đó có hỗ trợ dán mã vào “head” và “body” thì bạn chỉ cần tìm đến mục cài đặt của phần này và tiến hành dán mã vào đúng vị trí và lưu lại là xong.

Tại đây, mình hướng dẫn dán mã với giao diện “Flatsome” trên nền tảng WordPress:

[Mã 1] dán trong <head>

Cài mã 1 (Google Tag Manager) vào phần "head" của website
Cài mã 1 (Google Tag Manager) vào phần “head” của website

[Mã 2] dán trong <body>

Cài mã 2 (Google Tag Manager) vào phần "body" của website
Cài mã 2 (Google Tag Manager) vào phần “body” của website

Trường hợp 2: Không có phần chèn mã code trong trang quản trị website

Bạn sử dụng giao diện trên nền tảng WordPress, nhưng giao diện của bạn chưa/ không hỗ trợ phần dán mã. Bạn có thể sử dụng “Plugin” để có thể dán mã vào từng phần trên website. Bạn có thể tham khảo plugin: WPCode – Insert Headers, Footers, and Code Snippets (phiên bản miễn phí và trả phí) / https://wordpress.org/plugins/insert-headers-and-footers/.

WPCode - Chèn mã code vào Header, Body, Footer và tùy chỉnh code Snippet
WPCode – Chèn mã code vào Header, Body, Footer và tùy chỉnh code Snippet

Trường hợp 3: Chèn code trực tiếp vào file chứa thẻ <head> và thẻ <body>

Bạn không sử dụng WordPress hoặc không cài đặt được plugin hay không muốn sử dụng plugin. Bạn tìm đến file code chứa các thẻ <head> và thẻ <body> rồi chèn 2 mã của Google Tag Manager vào vị trí phù hợp nhé (ưu tiên vị trí theo khuyến nghị ở trên).

Chèn mã code vào "<head>" và "<body>"
Chèn mã code vào “head” và “body”

Sau khi đã dán mã Tag Manager vào Website và lưu lại thì có thể coi việc liên kết giữa Google Tag Manager và Web đã hoàn tất. Tiếp theo, chúng ta tiến hành thêm các “thẻ” – tức là kết nối các công cụ khác với Website thông qua Tag Manager. Mình sẽ hướng các bạn kết nối Google Analytics (GA4) và Website thông qua Google Tag Manager nhé.

Cài đặt Google Analytics (GA4) qua Google Tag Manager

*Lưu ý: Cần phải hoàn tất việc liên kết giữa Google Tag Manager và Website trước khi làm theo hướng dẫn của mục này.

Đây là một bước quan trọng giúp bạn thu thập dữ liệu quan trọng về lưu lượng trang web, hành vi người dùng và hiệu suất trang. Với GA4, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng và hiểu rõ hơn về những gì hoạt động và không hoạt động trên trang web của mình.

Bước 1: Tạo tài khoản Google Analytics (GA4) và lấy “Mã đo lường”

Truy cập: https://analytics.google.com/analytics/web/. Đăng nhập vào bằng tài khoản Google.

Đăng nhập tài khoản Google Analytics
Đăng nhập tài khoản Google Analytics bằng tài khoản Google

Chọn “Bắt đầu đo lường”

Bắt đầu thiết lập Google Analytics
Bắt đầu thiết lập Google Analytics

Bắt đầu tạo tài khoản, điền vào “Tên tài khoản”

Tạo tài khoản Google Analytics
Tạo tài khoản Google Analytics

Kéo xuống dưới, tích vào mục cần thiết và nhấn nút “Tiếp”

Tạo tài sản: điền đầy đủ thông tin và nhấn nút “Tiếp theo”

Tạo tài sản Google Analytics
Tạo tài sản Google Analytics

Chi tiết kinh doanh: Chọn mục tương thích và nhấn nút “Tiếp theo”

Mô tả doanh nghiệp trên Google Analytics
Mô tả doanh nghiệp trên Google Analytics

Mục tiêu kinh doanh: Chọn mục tiêu kinh doanh của bạn => Nhấn nút “Tạo”

Mục tiêu kinh doanh trên Mô tả doanh nghiệp trên Google Analytics
Mục tiêu kinh doanh trên Mô tả doanh nghiệp trên Google Analytics

Tích chọn “Tôi cũng chấp nhận” => Nhấn nút “Tôi chấp nhận”

Thỏa thuận điều khoản sử dụng Google Analytics
Thỏa thuận điều khoản sử dụng Google Analytics

Chọn nguồn thu thập dữ liệu => Chọn “Web”

Chọn nguồn thu thập dữ liệu trên Google Analytics
Chọn nguồn thu thập dữ liệu trên Google Analytics

Thiết lập luồng dữ liệu: “Nhập URL trang web” và “Tên luồng” => Nhấn nút “Tạo luồng”

Thiết lập luồng dữ liệu trên Google Analytics
Thiết lập luồng dữ liệu trên Google Analytics

Thông tin chi tiết về luồng dữ liệu web: Sao chép “Mã đo lường” => Dán sang “Google Tag Manager”

Chi tiết luồng dữ liệu web trên Google Analytics
Chi tiết luồng dữ liệu web trên Google Analytics

Bước 2: Trở lại Google Tag Manager và cấu hình thẻ Google Analytics (GA4)

Vào mục “Không gian làm việc”  trên “Trình quản lý thẻ (GTM)” => Chọn “Thêm thẻ mới”

Thêm thẻ mới trong Google Tag Manager
Thêm thẻ mới trong Google Tag Manager

Chọn vào biểu tượng thẻ trong mục “Cấu hình thẻ” để tiến hành chọn loại thẻ

Cấu hình thẻ trên Google Tag Manager
Cấu hình thẻ trên Google Tag Manager

Chọn loại thẻ muốn kết nối, ở đây mình chọn “Google Analytics: Cấu hình GA4”

Chọn loại thẻ trên Google Tag Manager
Chọn loại thẻ trên Google Tag Manager

Lấy “Mã đo lường” từ Google Analytics (GA4) và nhập vào

Chèn mã đo lường Google Analytics vào Google Tag Manager
Chèn mã đo lường Google Analytics vào Google Tag Manager

Chọn vào biểu tượng trong mục “Kích hoạt” để tiến hành chọn trình kích hoạt thẻ, chọn “All Pages” => Nhấn nút “Lưu”

Chọn kích hoạt thẻ trên Google Tag Manager
Chọn kích hoạt thẻ trên Google Tag Manager

Tại mục “Không gian làm việc” => Nhấn nút “Gửi”

Gửi/ Cập nhật cài đặt trên Google Tag Manager
Gửi/ Cập nhật cài đặt trên Google Tag Manager

Có thể nhập (mô tả) hoặc không nhập vào các trường này. => Nhấn nút “Xuất bản”.

Xuất bản các thay đổi trên Google Tag Manager
Xuất bản các thay đổi trên Google Tag Manager

Có thể nhập (mô tả) hoặc không nhập vào các trường này. => Nhấn nút “Tiếp tục”.

Mô tả phiên bản khi xuất bản trên Google Tag Manager
Mô tả phiên bản khi xuất bản trên Google Tag Manager

Quá trình xuất bản đang được diễn ra, hãy đợi khoảng mấy chục giây.

Quá trình xuất bản những thay đổi trên Google Tag Manager
Quá trình xuất bản những thay đổi trên Google Tag Manager

Đã xuất bản thành công, tại đây sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến phiên bản vừa xuất bản.

Xuất bản thành công phiên bản mới trên Google Tag Manager
Xuất bản thành công phiên bản mới trên Google Tag Manager

Bước 3: Quay lại Google Analytics và truy cập thử vào website bằng trình duyệt ẩn danh hoặc thiết bị khác để kiểm tra xem công cụ đo lường đã hoạt động chưa. Đến đây là đã hoàn thành việc cài đặt Google Analytics (GA4) qua Google Tag Manager rồi nhé. Chúc bạn thành công!

Tại mục “Không gian làm việc” bạn có thể thêm thẻ, quản lý các thẻ đã thêm,…

Phiên bản đang hoạt động trên trên Google Tag Manager
Hiển thị phiên bản đang hoạt động trên trên Google Tag Manager

*Chú ý: Sau khi có bất kỳ thay đổi nào trên Tag Manager, hãy vào mục “Không gian làm việc” => Nhấp nút “Gửi” để áp dụng những thay đổi đó.

Cài đặt Google Search Console qua Google Tag Manager

*Lưu ý: Cần phải hoàn tất việc liên kết giữa Google Tag Manager và Website trước khi làm theo hướng dẫn của mục này.

Để đảm bảo trang web của bạn luôn nằm trong tầm ngắm của công cụ tìm kiếm hàng đầu (Google), mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Google Search Console qua Google Tag Manager. Với công cụ này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cách Google hiểu và đánh giá trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm, từ những từ khóa đưa người dùng đến trang web của bạn đến những lỗi cần sửa chữa.

B1: Truy cập: https://search.google.com/search-console?hl=vi

Truy cập trang chủ Google Search Console
Truy cập trang chủ Google Search Console

B2: Đăng nhập bằng tài khoản Google (tài khoản mà đã đăng nhập Google Tag Manager trước đó)

Đăng nhập tài khoản Google Search Console
Đăng nhập tài khoản Google Search Console bằng tài khoản Google

B3: Nhập web mà đã dán mã GTM trước đó vào mục “Tiền tố URL”

Nhập url Web vào Google Search Console
Nhập url Web vào Google Search Console

B4: Chọn “Google Tag Manager” => Nhấp nút “Xác minh”

Xác minh quyền sở hữu trang web trên Google Search Console qua Google Tag Manager
Xác minh quyền sở hữu trang web trên Google Search Console qua Google Tag Manager

B5: Xác minh quyền sở hữu thành công => Nhấp nút “Chuyển đến sản phẩm” và bắt đầu sử dụng Google Search Console

Sau khi bạn cài đặt Google Tag Manager, bạn đã thấy sự dễ dàng và linh hoạt trong việc triển khai các thẻ theo dõi chưa? Điều này cho phép bạn quản lý và thay đổi các thẻ một cách hiệu quả, giảm thiểu thời gian và công sức đồng thời tăng tính chính xác của việc theo dõi.

Hãy luôn theo dõi và nắm bắt những xu hướng mới, tinh tế hóa và cải tiến liên tục trang web của bạn. Đặt mục tiêu, đo lường và điều chỉnh định hướng khi cần thiết. Sức mạnh của dữ liệu sẽ dẫn bạn đến những quyết định thông minh và thành công.

Cảm ơn bạn đã theo dõi hướng dẫn này mình. Hãy bắt đầu chuyến hành trình mới với sự tự tin và kiến thức mới nhận được. Chúc bạn thành công và tiếp tục phát triển trong cuộc sống và công việc của mình!

Tài liệu tham khảo:

Bài viết thuộc chuyên mục:
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 bình luận về “Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager chi tiết A-Z”

  1. Akshay Jain

    You made some good points there. I looked on the internet for the topic and found most individuals will consent with your site.

Bài viết cùng chủ đề