Dịch vụ chăm sóc website toàn diện, chuyên nghiệp, hiệu quả

5/5 (9 đánh giá)

Team mình nhận chăm sóc website bao gồm tất cả các hạng mục: tạo nội dung mới, cập nhật nội dung cũ, tối ưu SEO, tối ưu hóa tốc độ tải trang, sao lưu dữ liệu web định kỳ, nâng cao bảo mật web, hỗ trợ quản trị host/vps và domain,…

Chăm sóc website là gì?

Chăm sóc website là quá trình liên tục thực hiện các công việc khác nhau nhằm đảm bảo website luôn hoạt động ổn định, hiệu quả, hấp dẫn người dùng và đạt được mục tiêu của chủ sở hữu.

Chăm sóc website là gì?
Chăm sóc website là gì?

Nó cũng giống như chăm sóc một khu vườn, cần được tưới tiêu, cắt tỉa, bón phân thường xuyên và tiêu diệt côn trùng có hại để luôn tươi tốt và phát triển.

Để website hoạt động hiệu quả, chúng ta cũng cần thực hiện các công việc từ cơ bản đến nâng cao như quản lý nội dung, bảo mật, tối ưu hóa hiệu suất, phân tích dữ liệu, hỗ trợ khách hàng,…

Lợi ích khi chăm sóc website thường xuyên

Cập nhật nội dung thường xuyên, cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết được nhu cầu của người dùng sẽ giúp tăng sự hài lòng của khách hàng.

Hình ảnh website chỉnh chu, thông tin luôn mới nhất, tương tác với khách hàng thường xuyên giúp khách hàng tin tưởng vào độ tin cậy của doanh nghiệp.

Chăm sóc website thường xuyên giúp cải thiện các yếu tố SEO on-page và off-page, giúp website dễ dàng được các công cụ tìm kiếm như Google index và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Khi website có thứ hạng cao, nó sẽ được hiển thị ở những vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm (không phải trả tiền quảng cáo), thu hút nhiều người dùng truy cập hơn. => Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn => Tăng cơ hội chuyển đổi => Tăng lợi nhuận.

Website được chăm sóc tốt sẽ có tốc độ tải trang nhanh, giúp người dùng không phải chờ đợi lâu. => Giúp giữ chân người dùng (giảm tỷ lệ thoát) => Tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Chăm sóc website thường xuyên
Chăm sóc website thường xuyên

Chăm sóc website thường xuyên giúp phát hiện và khắc phục các sự cố nhỏ trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa. Đặc biệt là sớm phát hiện và khắc phục các lỗ hổng bảo mật, ngăn chặn các cuộc tấn công từ hacker.

Ngoài ra, khi website được chăm sóc tốt (chuẩn SEO, giao diện thân thiện, nội dung chất lượng,…) sẽ giúp bạn có giá thầu tốt hơn khi chạy quảng cáo (ví dụ: quảng cáo google ads).

Nên thuê dịch vụ chăm sóc website hay tự mình thực hiện?

Hãy tự chăm sóc website khi:

Bạn có kiến thức về lập trình web, SEO, marketing và sẵn sàng dành thời gian để học hỏi, cập nhật những kiến thức mới thì tự mình chăm sóc website là một lựa chọn tốt.

Tự chăm sóc website
Tự chăm sóc website

Website của bạn có quy mô nhỏ, cấu trúc đơn giản, không yêu cầu các tính năng phức tạp thì bạn hoàn toàn có thể tự quản lý.

Bạn muốn kiểm soát hoàn toàn website theo ý của mình và tiết kiệm được một khoản chi phí.

Nên thuê dịch vụ chăm sóc website khi:

Bạn không có thời gian vì bạn quá bận rộn với công việc kinh doanh và không có đủ thời gian để quản lý hay chăm sóc website.

Website của bạn có nhiều tính năng, cần cập nhật thường xuyên và yêu cầu các kỹ năng chuyên sâu.

Thuê dịch vụ chăm sóc website
Thuê dịch vụ chăm sóc website

Bạn chưa có kiến thức về web, SEO, marketing,… nhưng bạn muốn tối ưu và phát triển website thành một kênh bán hàng tiềm năng, thu hút nhiều lượt truy cập tự nhiên với mục tiêu phát triển bền vững.

Thay vì dành thời gian cho việc chăm sóc website, bạn có thể tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Bảng giá dịch vụ chăm sóc website

Gói cơ bản Gói tiêu chuẩn Gói nâng cao
Đánh giá thực trạng web hiện tại
Tư vấn và xây dựng lộ trình phát triển website (theo từng giai đoạn cụ thể)
Nghiên cứu từ khoá => Xây dựng bộ từ khóa hoàn chỉnh (theo lộ trình của gói đã chọn)
Lập kế hoạch viết bài theo bộ từ khóa đã xây dựng
Viết bài chia sẻ, tin tức,… chuẩn SEO (tối ưu tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung, hình ảnh, url,…) 10 15 20
Viết bài giới thiệu dịch vụ, sản phẩm chuẩn SEO (tối ưu tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung, hình ảnh, url,…) 2 5 10
Tối ưu liên kết nội bộ (internal link)
Thiết kế ảnh, banner 1 4 7
Kiểm soát bình luận
Liên kết website với Google Analytics, Google Search Console, Google Tag Manager
Liên kết website với Bing Webmaster Tools, Yandex Webmaster
Tối ưu SEO Onpage tổng thể web
Khai báo Schema
Cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL
Tối ưu cấu trúc web
Khởi tạo Sitemap.xml và đăng ký với Webmaster Tools tương ứng
Tạo và tối ưu Robots.txt
Kiểm tra và khắc phục link hỏng
Tích hợp nút liên hệ (Phone, Zalo, Messenger,…)
Kiểm tra backlink và Disavow Link (từ chối liên kết (backlink) xấu trỏ về website)
Xây dựng Entity (Social & Profile)
Tạo Google Map
Chăm sóc và tối ưu SEO YouTube
Chăm sóc MXH Facebook
Chăm sóc MXH khác (X, Pinterest,…)
Xây dựng backlink MXH, Forum, Web 2.0.
Sao lưu (backup) dữ liệu website định kỳ
Theo dõi website thường xuyên, hỗ trợ khắc phục sự cố bảo mật (chuyển hướng, nhiễm mã độc, virus,…)
Tăng bảo mật website cơ bản tiêu chuẩn nâng cao
Quản trị và hỗ trợ xử lý kỹ thuật liên quan đến Domain, Hosting/VPS
Tối ưu và dọn dẹp Database
Cải thiện tốc độ tải trang “Thực Tế” và điểm Google Pagespeed Insights
Tối ưu giao diện (UX, UI), khắc phục lỗi hiển thị
Đăng ký website với bộ công thương (nếu có GPKD)
Đăng ký DMCA cho website (nếu cần)
Chạy và tối ưu quảng cáo Google Ads
Chạy và tối ưu quảng cáo Facebook Ads
Báo cáo tăng trưởng thứ hạng từ khóa mục tiêu
Báo cáo tiến độ công việc và kết quả tổng thể hàng tháng
Báo giá trọn gói 3 triệu/ tháng 7 triệu/ tháng >12 triệu/ tháng

(*) Lưu ý:

Việc chăm sóc website không phải ngày một ngày hai là có thể nhìn thấy sự tiến triển. Bởi vậy, để đảm bảo được chất lượng dịch vụ, bên mình chỉ nhận chăm sóc website với hợp đồng từ 3 tháng trở lên.

Những gói dịch vụ chăm sóc web ở trên được liệt kê dựa trên nhu cầu thường gặp từ các khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu cụ thể khác hay cần tùy chỉnh để phù hợp hơn thì hãy liên hệ để được hỗ trợ nhé ạ!

Danh sách công việc chăm sóc website

Để website có thể hoạt động hiệu quả và phát triển toàn diện, mình sẽ liệt kê toàn bộ các công việc nằm trong “chăm sóc website”. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được toàn bộ các công việc này đòi hỏi bạn phải đầu tư ngân sách tương ứng (phụ thuộc vào quy mô website và mục tiêu cụ thể).

Trong trường hợp nguồn lực của bạn hạn chế thì hãy ưu tiên triển khai các hạng mục mang tính “cần thiết” trước, sau đó mới triển khai các công việc còn lại nhé.

Tạo nội dung mới thường xuyên

  • Đăng tải các bài viết mới thường xuyên về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực của bạn. Các bài viết này có thể là hướng dẫn, mẹo vặt, thuật ngữ, giải pháp, ứng dụng, kinh nghiệm, phân tích, các câu chuyện thành công của khách hàng,…
  • Thêm các sản phẩm mới hoặc cập nhật thông tin về sản phẩm hiện có như giá cả, tính năng mới, hình ảnh, đánh giá từ khách hàng,…
  • Đăng tải hình ảnh và video liên quan đến sản phẩm, sự kiện, hoặc các hoạt động của công ty để tạo sự hấp dẫn trực quan cho người dùng.
  • Đăng các tin tức mới nhất về công ty, ngành nghề, hoặc các sự kiện sắp diễn ra để giúp người dùng nắm bắt được thông tin.
  • Tạo các trang thông tin về công ty như giới thiệu, lịch sử, đội ngũ, liên hệ, chính sách luôn chính xác và mới nhất.
Tạo nội dung mới thường xuyên
Tạo nội dung mới thường xuyên

Các công việc “tạo nội dung mới thường xuyên” sẽ giúp giữ chân người dùng quan tâm và quay lại thường xuyên, thu hút nhiều người dùng mới, cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm,…

Kiểm tra và chỉnh sửa nội dung cũ (Audit Content)

Rà soát lại toàn bộ nội dung đã đăng để phát hiện:

  • Các thông tin lỗi thời: Thay đổi các thông tin cũ (cập nhật thông tin mới) như số liệu, tên sản phẩm, hình ảnh hoặc chính sách để đảm bảo chúng luôn chính xác.
  • Các lỗi chính tả, ngữ pháp: Sửa các lỗi về chính tả, ngữ pháp, hoặc lỗi kỹ thuật khác trong bài viết.
Kiểm tra và chỉnh sửa nội dung cũ
Kiểm tra và chỉnh sửa nội dung cũ

Các công việc “audit content” sẽ giúp duy trì lòng tin của người dùng (nội dung luôn chính xác và đáng tin cậy), tăng trải nghiệm người dùng, cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm,…

Tối ưu hóa SEO

Mục “tối ưu hóa SEO” là cực kỳ quan trọng đối với những website có mục tiêu là tiếp cận người dùng qua các công cụ tìm kiếm.

  • Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa (như Google Keyword Planner) để tìm các từ khóa phổ biến và liên quan đến lĩnh vực của bạn.
  • Viết các tiêu đề và mô tả hấp dẫn và chứa từ khóa chính để cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
  • Thêm các thẻ alt (mô tả chi tiết) cho hình ảnh để cải thiện SEO và hỗ trợ người dùng khi hình ảnh không tải được.
  • Tạo cấu trúc URL thân thiện với người dùng và chứa từ khóa liên quan để dễ dàng tìm kiếm và chia sẻ.
  • Tạo liên kết giữa các bài viết trên trang web và liên kết đến các trang web uy tín khác để tăng cường sự tin cậy và xếp hạng SEO.
Tối ưu hóa SEO nội dung và tổng thể web
Tối ưu hóa SEO nội dung và tổng thể web

Các công việc “tối ưu hóa SEO” sẽ giúp website của bạn tăng khả năng xuất hiện nhiều hơn trên kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều người truy cập hơn, cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.

Kiểm soát bình luận

  • Xem xét và phê duyệt các bình luận trước khi chúng xuất hiện trên trang để đảm bảo chúng phù hợp và không rác (spam).
  • Trả lời các câu hỏi và phản hồi của người dùng một cách nhanh chóng và chính xác để tạo sự gắn kết.
  • Sử dụng các công cụ, code để tự động lọc và loại bỏ các bình luận spam (nếu cần).
Kiểm soát bình luận web giúp duy trì chất lượng nội dung, ngăn chặn spam,...
Kiểm soát bình luận web giúp duy trì chất lượng nội dung, ngăn chặn spam,…

Tính năng bình luận giúp tạo ra một môi trường tương tác tích cực giữa website và người dùng, giúp xây dựng uy tín và sự tin tưởng của người dùng.

Thiết kế thân thiện với người dùng

  • Thiết kế giao diện người dùng (UI) dễ sử dụng với điều hướng rõ ràng, sử dụng màu sắc và font chữ hài hòa.
  • Cải thiện tính trực quan của các yếu tố trên trang như nút bấm, biểu mẫu, và hình ảnh để người dùng dễ dàng tương tác.
  • Đảm bảo rằng website hiển thị tốt trên các thiết bị di động bằng cách sử dụng thiết kế responsive, tự động điều chỉnh giao diện theo kích thước màn hình.
Thiết kế web thân thiện với người dùng
Thiết kế web thân thiện với người dùng

Việc này giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn và tăng tỷ lệ giữ chân người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện thứ hạng SEO,…

Tối ưu hóa tốc độ tải trang

  • Sử dụng các công cụ nén hình ảnh để giảm kích thước tệp hình ảnh mà không làm giảm chất lượng (mắt người nhìn ở trên web).
  • Cấu hình bộ nhớ đệm để lưu trữ các trang tĩnh và giảm thời gian tải trang cho người dùng.
  • Giảm thiểu mã CSS, JavaScript và HTML bằng cách loại bỏ các khoảng trắng, bình luận và các đoạn mã không cần thiết.
  • Kết hợp các tệp CSS và JavaScript để giảm số lượng yêu cầu HTTP cần thiết khi tải trang.
Tối ưu hóa và tăng tốc độ tải trang
Tối ưu hóa và tăng tốc độ tải trang

Khi “tối ưu hóa tốc độ tải trang” sẽ khiến tốc độ tải trang nhanh hơn giúp giữ chân người dùng và giảm tỷ lệ thoát trang. Và cũng góp phần tăng thứ hạng SEO, vì các công cụ tìm kiếm như Google sẽ ưu tiên các trang web có tốc độ tải nhanh hơn trong kết quả tìm kiếm.

Cập nhật phần mềm website

  • Đảm bảo rằng CMS (Content Management System) như WordPress, Joomla, hoặc Drupal luôn được cập nhật lên phiên bản mới nhất để vá các lỗ hổng bảo mật và cải thiện tính năng.
  • Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các theme và plugin được sử dụng trên website để đảm bảo chúng không chứa lỗ hổng bảo mật.
  • Trước khi cập nhật, kiểm tra xem các bản cập nhật có tương thích với hệ thống hiện tại hay không để tránh gây ra sự cố.
Cập nhật phần mềm web (website update)
Cập nhật phần mềm web (website update)

Việc “cập nhật phần mềm” giúp tăng cường bảo mật và bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công và lỗi bảo mật, cập nhật các tính năng mới và tăng hiệu suất (nếu có).

Sao lưu dữ liệu định kỳ

  • Thiết lập, cấu hình các công cụ sao lưu để thực hiện sao lưu dữ liệu tự động hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
  • Đảm bảo các bản sao lưu được lưu trữ trên các nền tảng an toàn như ổ cứng ngoài, dịch vụ đám mây (Google Drive, Dropbox, Amazon S3) để có thể khôi phục dữ liệu khi cần thiết.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng các bản sao lưu hoạt động tốt và có thể khôi phục dữ liệu khi cần.
  • Giữ ít nhất một bản sao lưu dự phòng ở vị trí khác nhau để tránh mất dữ liệu do sự cố tại một vị trí duy nhất.
Sao lưu dữ liệu web định kỳ
Sao lưu dữ liệu web định kỳ

Việc “sao lưu dữ liệu” nhằm bảo vệ thông tin khách hàng và các nội dung quan trọng, giúp nhanh chóng khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố như bị hack, mất dữ liệu hoặc lỗi phần mềm.

Kiểm tra bảo mật

  • Sử dụng các công cụ để quét mã độc toàn bộ website, phát hiện và loại bỏ mã độc hại.
  • Thực hiện kiểm tra bảo mật định kỳ để phát hiện các lỗ hổng trong mã nguồn, các plugin, và các thành phần khác của website.
  • Sử dụng các công cụ giám sát bảo mật để theo dõi các hoạt động đáng ngờ và ngăn chặn các cuộc tấn công kịp thời.
  • Thiết lập tường lửa (firewall) để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài, chặn các yêu cầu độc hại và lọc lưu lượng truy cập.
Kiểm tra bảo mật website
Kiểm tra bảo mật website

Việc “kiểm tra bảo mật” giúp đảm bảo rằng website luôn an toàn và bảo mật, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công và mất dữ liệu.

Quản lý quyền truy cập

  • Đảm bảo rằng tất cả các tài khoản quản trị và người dùng đều sử dụng mật khẩu mạnh, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
  • Thiết lập xác thực hai yếu tố (2FA) cho tất cả các tài khoản quản trị để tăng cường bảo mật.
  • Cấp quyền truy cập hợp lý cho các tài khoản dựa trên vai trò và trách nhiệm của họ, hạn chế quyền truy cập cho những người không cần thiết.
  • Theo dõi và ghi lại tất cả các hoạt động truy cập để phát hiện các hành vi bất thường và ngăn chặn kịp thời.
Quản lý quyền truy cập web
Quản lý quyền truy cập web

Việc “quản lý quyền truy cập” giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và ngăn chặn các hành vi truy cập trái phép, giúp tăng cường bảo mật cho hệ thống (đặc biệt ở cấp quản trị web).

Kiểm tra kỹ thuật định kỳ

  • Kiểm tra hiệu suất: Đo lường tốc độ tải trang, kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất như băng thông, tốc độ xử lý máy chủ, và thời gian phản hồi.
  • Kiểm tra bảo mật: Sử dụng các công cụ bảo mật để quét các lỗ hổng và mã độc, kiểm tra các quyền truy cập không hợp lệ.
  • Kiểm tra sao lưu: Đảm bảo rằng các bản sao lưu dữ liệu đang hoạt động bình thường, kiểm tra tính toàn vẹn của các bản sao lưu và khả năng khôi phục khi cần.
  • Kiểm tra liên kết: Sử dụng các công cụ (như Broken Link Checker) để phát hiện các liên kết bị hỏng và khắc phục chúng để đảm bảo không có lỗi 404 ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
  • Kiểm tra giao diện: Đảm bảo giao diện hiển thị đúng trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau bằng cách sử dụng các công cụ như BrowserStack và CrossBrowserTesting.
Kiểm tra kỹ thuật định kỳ
Kiểm tra kỹ thuật định kỳ

Việc “kiểm tra kỹ thuật web định kỳ” giúp:

  • Phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề kỹ thuật giúp website hoạt động mượt mà và tránh gián đoạn dịch vụ.
  • Nâng cao bảo mật giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công hoặc mất dữ liệu do lỗ hổng bảo mật.
  • Đảm bảo trang web luôn hiển thị tốt và hoạt động nhanh chóng trên mọi thiết bị và trình duyệt.

Quản lý hosting và domain

Quản lý hosting và domain hiệu quả
Quản lý hosting và domain hiệu quả
  • Đảm bảo các dịch vụ hosting và domain được gia hạn đúng hạn để tránh gián đoạn dịch vụ.
  • Sử dụng các công cụ giám sát như UptimeRobot hoặc Pingdom để theo dõi và đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của website.
  • Theo dõi và quản lý việc sử dụng tài nguyên (CPU, RAM, dung lượng lưu trữ) để đảm bảo hiệu suất tối ưu, sử dụng các công cụ quản lý tài nguyên của nhà cung cấp dịch vụ hosting.
  • Thiết lập các tính năng sao lưu dữ liệu để đảm bảo dữ liệu luôn an toàn, giúp phục hồi nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố.

Chăm sóc mạng xã hội

  • Tạo và tối ưu hóa các tài khoản mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn) với thông tin đầy đủ và hình ảnh chất lượng.
  • Xây dựng lịch trình nội dung, tạo và chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
  • Giám sát các hoạt động trên mạng xã hội, trả lời các bình luận, tin nhắn, và tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan.
Chăm sóc mạng xã hội thường xuyên
Chăm sóc mạng xã hội thường xuyên

Khi “chăm sóc mạng xã hội thường xuyên” sẽ giúp:

  • Thu hút lượng truy cập từ các nền tảng mạng xã hội khác nhau vào website.
  • Tạo ra môi trường tương tác trực tiếp với khách hàng, tăng sự gắn kết và nhận diện thương hiệu.

Chạy quảng cáo

Mục này rất phù hợp cho các doanh nghiệp vừa muốn phát triển website trong thời gian dài, vừa muốn có chuyển đổi ngay từ khách hàng để tạo ra lợi nhuận. Đặc biệt phù hợp với các website mới (chưa có những lượng truy cập tự nhiên ban đầu).

  • Thiết lập các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, Facebook Ads và các nền tảng khác.
  • Xác định đối tượng mục tiêu dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi và vị trí địa lý. Tạo các nhóm quảng cáo nhắm đến các phân khúc khách hàng cụ thể.
  • Tạo các quảng cáo hấp dẫn với tiêu đề, hình ảnh, video và nội dung phù hợp.
  • Giám sát hiệu quả chiến dịch, điều chỉnh ngân sách, và tối ưu hóa các yếu tố để cải thiện kết quả.
Chạy quảng cáo
Chạy quảng cáo

Khi “chạy quảng cáo hiệu quả” sẽ giúp:

  • Thu hút lượng truy cập mới từ các nền tảng quảng cáo khác nhau vào website.
  • Tạo ra các chiến dịch quảng cáo có mục tiêu cụ thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập

  • Cài đặt và cấu hình công cụ (như Google Analytics) để theo dõi hành vi người dùng, lượng truy cập, thời gian ở lại trang, tỷ lệ thoát, và các thông số khác.
  • Cài đặt và cấu hình công cụ (như Google Search Console) để theo dõi hiệu suất từ khóa, các lỗi thu thập dữ liệu, và các chỉ số SEO khác.
  • Sử dụng các công cụ phân tích để hiểu rõ hơn về hành vi người dùng, từ đó tối ưu hóa nội dung và chiến lược marketing.
  • Xác định các nguồn lưu lượng (trực tiếp, tìm kiếm, mạng xã hội, quảng cáo) để hiểu rõ hiệu quả của từng kênh.
Theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập web
Theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập web

Thực hiện “theo gõi và phân tích lưu lượng truy cập” giúp:

  • Phân tích hành vi người dùng giúp tối ưu hóa nội dung và cải thiện trải nghiệm.
  • Hiểu rõ hiệu quả của từng kênh lưu lượng giúp tối ưu hóa chiến lược marketing và tăng lượng truy cập.
  • Cải thiện chiến lược và tối ưu hóa SEO nhằm thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng cũ.

Báo cáo và đánh giá

  • Tạo các báo cáo hàng tuần hoặc hàng tháng về hiệu suất website, lưu lượng truy cập, SEO, và các chỉ số khác để đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
  • Dựa trên các báo cáo, đánh giá hiệu quả của các chiến lược hiện tại và đưa ra các cải tiến cần thiết.
Báo cáo và đánh giá
Báo cáo và đánh giá

Làm “báo cáo và đánh giá” giúp:

  • Theo dõi tiến trình và hiệu suất của website giúp phát hiện sớm các vấn đề và điều chỉnh chiến lược kịp thời.
  • Đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing và SEO để điều chỉnh và tối ưu hóa.

Trên đây, mình đã chia sẻ chi tiết về dịch vụ “chăm sóc website” của bên mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ với mình hoặc để lại bình luận để được giải đáp nhé!

Thay mặt cho team, mình cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ của bên mình!

Bài viết thuộc chuyên mục:
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6 bình luận về “Dịch vụ chăm sóc website toàn diện, chuyên nghiệp, hiệu quả”

  1. An interesting dialogue is price comment. I believe that you should write more on this subject, it may not be a taboo subject however usually individuals are not enough to speak on such topics. To the next. Cheers

  2. Hướng dẫn cách chăm sóc nội dung website từ A-Z

    Chăm sóc nội dung website là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Từ việc nghiên cứu từ khóa đến tạo nội dung và theo dõi hiệu quả, tất cả các bước đều cần được thực hiện một cách hệ thống và tối ưu. Quan trọng hơn, bạn cần duy trì việc cập nhật và cải thiện không ngừng để website của mình luôn được xếp hạng cao và mang lại giá trị cho người dùng.

    1. Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)

    Từ khóa là yếu tố quyết định để Google và các công cụ tìm kiếm khác hiểu được nội dung của bạn và xếp hạng phù hợp. Bắt đầu với nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn nhắm đúng vào nhóm đối tượng cần thiết. Thực hiện:

    – Sử dụng công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush, Ubersuggest,… để đo lường các tham số về từ khóa.

    – Xác định từ khóa chính, nên chọn những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng cạnh tranh vừa phải.

    – Chọn từ khóa dài (long-tail keywords) là những từ khóa cụ thể hơn giúp thu hút đối tượng người dùng đang tìm kiếm giải pháp cụ thể.

    – Tiến hành phân loại (nhóm) từ khóa như từ khóa chính, từ khóa liên quan và từ khóa ngữ nghĩa (LSI) để đảm bảo tối ưu hóa toàn diện cho từng chủ đề hay bài viết cụ thể.

    Ví dụ: Nếu bạn đang viết về “digital marketing,” hãy tìm từ khóa như “digital marketing cho doanh nghiệp nhỏ,” hoặc “digital marketing là gì.”

    2. Xây dựng nội dung chất lượng cao (Content Creation)

    Nội dung là yếu tố quyết định để giữ chân người đọc và tạo sự tin cậy. Nội dung càng giá trị, càng dễ thu hút lưu lượng truy cập. Thực hiện:

    – Viết tiêu đề chuẩn SEO chứa từ khóa chính, ngắn gọn (dưới 60 ký tự) và hấp dẫn để kích thích người đọc nhấp vào.

    – Bố cục rõ ràng và sử dụng tiêu đề phụ (H2, H3) chứa từ khóa liên quan để phân chia nội dung dễ đọc. Cấu trúc nội dung có logic, dễ hiểu, tránh đoạn văn dài.

    – Viết hướng tới người dùng, nội dung nên giải quyết vấn đề của người đọc, mang lại giá trị thực tế thay vì chỉ viết cho công cụ tìm kiếm.

    – Tối ưu mật độ từ khóa nên ở mức 1-2% để tránh nhồi nhét, nhưng từ khóa vẫn cần xuất hiện tự nhiên.

    – Độ dài lý tưởng cho một bài viết SEO tốt là từ 1.000-2.500 từ, tùy thuộc vào chủ đề.

    Ví dụ: Một bài viết về “tối ưu hóa SEO” nên bao gồm hướng dẫn chi tiết các bước, ví dụ thực tế, và mẹo bổ sung.

    3. Tối ưu hóa SEO On-Page

    Tối ưu hóa SEO on-page giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung của bạn và xếp hạng nó tốt hơn. Thực hiện:

    – Meta title cần chứa từ khóa chính và giữ độ dài khoảng 50-60 ký tự. Meta description cần mô tả ngắn gọn nội dung bài viết, chứa từ khóa và hấp dẫn người đọc (dưới 160 ký tự).

    – URL nên ngắn gọn, dễ nhớ, và chứa từ khóa chính (tránh các ký tự đặc biệt hoặc số quá dài).

    – Internal Linking (Liên kết nội bộ) giúp tăng trải nghiệm người dùng và giữ người đọc trên trang lâu hơn. Liên kết đến các bài viết có liên quan khác trên website của bạn.

    – External Linking (Liên kết đến các trang web uy tín) giúp cải thiện độ tin cậy của trang và cung cấp thêm tài nguyên cho người đọc.

    – Sử dụng từ khóa trong tên file và thẻ alt của hình ảnh. Hình ảnh cũng cần được nén để giảm dung lượng và tối ưu tốc độ tải trang.

    4. Cập nhật nội dung thường xuyên (Content Maintenance)

    Google ưu tiên nội dung mới và cập nhật. Nếu nội dung bị lỗi thời, xếp hạng có thể sẽ giảm. Thực hiện:

    – Thay thế hoặc bổ sung các thông tin lỗi thời, nhất là các số liệu hoặc nghiên cứu.

    – Điều chỉnh từ khóa nếu từ khóa cũ không còn hiệu quả, hãy tìm kiếm từ khóa mới và tối ưu hóa lại nội dung.

    – Mở rộng nội dung bằng cách thêm các đoạn thông tin chi tiết hoặc trả lời câu hỏi từ người dùng.

    Ví dụ: Nếu bạn viết một bài về “các xu hướng marketing năm 2023,” hãy cập nhật bài viết vào năm 2024 để bổ sung những xu hướng mới nhất.

    5. Xây dựng backlink chất lượng (Backlink Building)

    Backlink từ các trang web uy tín sẽ giúp tăng độ uy tín của website và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Thực hiện:

    – Viết bài cho các trang web khác để lấy backlink về website của bạn (Guest posting).

    – Hợp tác với các trang web uy tín để trao đổi backlink.

    – Xây dựng nội dung chất lượng, đủ hấp dẫn để người khác tự nhiên muốn chia sẻ và liên kết.

    6. Phân tích và cải thiện hiệu quả SEO (Analytics and Optimization)

    Theo dõi và phân tích dữ liệu giúp bạn điều chỉnh chiến lược để cải thiện hiệu quả SEO. Thực hiện:

    – Theo dõi lưu lượng truy cập, tỷ lệ thoát (bounce rate) và thời gian ở lại trang qua Google Analytics.

    – Xem từ khóa nào đang mang lại lưu lượng truy cập qua Google Search Console và điều chỉnh chiến lược từ khóa nếu cần.

    – Nếu tỷ lệ thoát cao, hãy xem xét điều chỉnh cấu trúc bài viết hoặc thêm yếu tố tương tác để cải thiện trải nghiệm người dùng.

    Ví dụ: Nếu bạn nhận thấy một bài viết có tỷ lệ thoát cao, bạn có thể thử chia nhỏ nội dung thành các phần dễ đọc hơn hoặc thêm video/hình ảnh để tăng trải nghiệm người dùng.

    7. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX Optimization)

    Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng giúp tăng thời gian họ ở lại trang và giảm tỷ lệ thoát, giúp tăng điểm cho SEO. Thực hiện:

    – Thiết kế giao diện dễ sử dụng đảm bảo người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết, cấu trúc trang rõ ràng và menu điều hướng hợp lý.

    – Các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá cao những website có tốc độ tải trang nhanh, có thể sử dụng công cụ như PageSpeed Insights để kiểm tra, tham khảo và tối ưu.

    – Kiểm tra và đảm bảo trang web hiển thị tốt trên các thiết bị di động.

    8. Đa dạng hóa nội dung (Content Diversification)

    Đa dạng hóa nội dung giúp tiếp cận nhiều nhóm đối tượng khác nhau và làm phong phú trải nghiệm người dùng. Thực hiện:

    – Infographics: Dễ dàng chia sẻ và làm nổi bật các thông tin quan trọng.

    – Video: Tối ưu hóa video để tăng tính tương tác và thời gian người dùng ở lại trang.

    – Podcast: Nội dung dạng podcast sẽ giúp bạn tiếp cận với những người thích nghe hơn đọc.

  3. Lợi ích khi thêm nội dung mới thường xuyên

    Tạo nội dung mới thường xuyên là một trong những chiến lược quan trọng nhất trong việc chăm sóc và phát triển website, bởi nó có thể mang lại nhiều lợi ích nổi bật như:

    – Các công cụ tìm kiếm luôn ưu tiên những trang web cập nhật nội dung mới, giúp cải thiện thứ hạng từ khóa. Nội dung mới cũng giúp website được index nhanh hơn, đồng nghĩa với việc có cơ hội xuất hiện cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

    – Cung cấp thông tin mới mẻ và giá trị thường xuyên khiến người dùng quay lại website nhiều lần. Như vậy không chỉ tăng lượng truy cập mà còn tăng thời gian người dùng ở lại trang, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang.

    – Việc liên tục cung cấp nội dung chất lượng giúp khẳng định chuyên môn và uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động. Từ đó, có thể xây dựng được niềm tin với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc quay lại lần sau.

    – Nội dung mới, đặc sắc và thu hút sẽ tăng cơ hội để người dùng chia sẻ link website trên các nền tảng mạng xã hội, từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng.

    – Nội dung mới giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các chiến dịch marketing khác như email marketing, quảng cáo trả tiền, và các hoạt động PR, đảm bảo thông điệp luôn tươi mới và hấp dẫn.

    – Nội dung mới, phù hợp và đúng thời điểm có thể kích thích nhu cầu của khách hàng, dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Bài viết cùng chủ đề